Đại diện các ban, ngành, đoàn thể đến thăm hỏi, chúc mừng Giáo xứ Hòa Bình dịp lễ Giáng sinh đón chào năm mới 2013.
(HBĐT) - Có mặt tại khu vực chuẩn bị xây nhà thờ mới của Giáo xứ Hòa Bình (cạnh quốc lộ 6) vào thời điểm đồng bào Công giáo đang tất bật chuẩn bị cho ngày lễ Giáng sinh đón chào năm mới 2013 có lẽ không chỉ riêng tôi mà mọi người đều có thể cảm nhận rõ không khí rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi đây. Trong giây phút thiêng liêng thiên Chúa giáng sinh, mỗi người đều cầu mong cuộc sống luôn được hạnh phúc, an lành.
Trao đổi với ông Ngô Văn Nhân, Trưởng ban hành giáo Giáo xứ Hoà Bình được biết: Hiện nay, Giáo xứ Hoà Bình có 3.200 giáo dân thuộc các giáo họ Phương Lâm- Đồng Tiến, Trung Minh, Tân Thành, Tân Hoà, Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực không ngừng của bà con giáo dân, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây đã có nhiều thay đổi. Người dân luôn ý thức “sống tốt đời, đẹp đạo”, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, luôn mở rộng lòng bác ái với tâm niệm “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc”. Điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của đồng bào công giáo Giáo xứ Hoà Bình là công tác bác ái xã hội. Hàng năm, giáo dân đã tích cực đóng góp cho các hoạt động chăm lo đời sống người nghèo, người khuyết tật, xây dựng nhà tình thương, xóa đói- giảm nghèo, khuyến học, khuyến tài.... Với tinh thần tương thân, tương ái, giáo dân các họ đạo đã tương trợ, giúp nhau bằng vốn, ngày công, tạo nhiều chuyển biến trong xóa đói- giảm nghèo. Một trong những phong trào nổi bật của đồng bào Công giáo trên địa bàn là xây dựng đời sống văn hóa gắn với phát triển KT-XH. Nhờ đẩy mạnh các phong trào thi đua, nhiều họ đạo, gia đình có đạo luôn ý thức tự vươn lên sống tốt, nuôi dạy con ngoan ngoãn, học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Trong những ngày cuối cùng chuyển giao sang năm mới, bà Trần Thị Hương, giáo dân Đồng Tiến- Phương Lâm vui mừng chia sẻ: cả 2 vợ chồng là cán bộ đã nghỉ hưu, sinh được 4 người con thì 3 người là giáo viên. Là gia đình theo đạo Công giáo, tôi luôn răn dạy con cháu phải chu toàn bổn phận với giáo hội, xã hội và gia đình. Các con, cháu cô đều gương mẫu, học giỏi, đóng góp công sức xây dựng quê hương. ông Ngô Văn Thông- giáo dân thuộc giáo họ vạn chài Tân Thịnh cho rằng: ở giáo họ làng vạn chúng tôi tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn vì vẫn phải sống, sinh hoạt trên thuyền nhưng Tết đến, xuân về, không khí cũng tưng bừng, náo nhiệt lắm. Giáp Tết, người lớn tập trung chuẩn bị đồ ăn thức uống, trang hoàng nhà cửa, trẻ em diện bộ quần áo mới xanh, đỏ. Trong mỗi ngôi nhà nhỏ trên thuyền, tiếng những bài hát viết về mùa xuân từ tivi, rađiô vang động cả một vùng sông nước mênh mông.
Linh mục Nguyễn Hữu Tứ, Phó xứ Giáo xứ Hòa Bình chia sẻ thêm: Đón Giáng sinh chào mừng năm mới, Giáo xứ Hòa Bình có niềm vui mới là nhà thờ đang chuẩn bị được đầu tư xây dựng khang trang, to đẹp hơn đáp ứng nhu cầu của đông đảo giáo dân trên địa bàn. Chắc chắn rằng, với niềm vui này, trong năm mới, bà con giáo dân sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công và may mắn. Tất cả đều có chung mong ước mọi người luôn có cuộc sống vui vẻ, an lành và nhiều ý nghĩa.
Hương Lan
(HBĐT) - Khi người Kinh sửa soạn cúng ông Công, ông Táo là lúc người Mường, (xã Yên Trung, Thạch Thất - Hà Nội) háo hức đi chợ phiên, say mê đánh cồng chiêng, mời ông bà, tổ tiên về đón Tết. Xuân về, trên những con đường men chân núi, người Mường khắp 7 thôn rộn ràng đi chợ. Người gánh gồng, người thồ xe, người đi bộ, tiếng cười nói dội vào vách núi vang lên lanh lảnh. Thấm thoắt đã tròn 4 năm trở thành công dân thủ đô nhưng người Mường xã Yên Trung vẫn giữ nguyên những nét văn hóa độc đáo trong ngày Tết...
(HBĐT) - Năm hết, tết đến - đó là câu nói mà tôi nghe được lần đầu từ miệng bố tôi, sau cái thở dài của ông, với tâm trạng lo lắng trước bao việc cần làm và những nhu cầu mua sắm cho ngày tết đã cận kề. Chồng đi cày, vợ đi cấy, con cái đông lại đang tuổi ăn học. Đó cũng là gia cảnh chung của nhiều gia đình trong cái làng Mường nhỏ bé bên sông Đà này.
(HBĐT) - Mỗi độ hoa đào đua nhau khoe sắc, cánh én chao nghiêng giữa bầu trời xanh cũng là lúc mùa xuân đã về, năm mới đã sang và khắp các làng quê của xã Yên Trị (Yên Thủy) lại náo nức vào mùa trẩy hội - lễ hội chùa Hang. Có lẽ hiếm nơi nào lại được thiên nhiên ưu ái ban tặng một vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa kỳ vĩ và cũng thật độc đáo như chùa Hang - Hang Chùa mà cổ nhân gọi tên Văn Quang Động. Bởi lẽ chùa được xây dựng trong hang động núi non hùng vĩ, nhũ đá rêu phong tạo sự tôn nghiêm mà không kém phần nên thơ, huyền ảo.
(HBĐT) - Rời thành phố Hoà Bình, theo QL6, chúng tôi thẳng tiến đến Mai Châu để đón Tết Notra cùng đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Tháng chạp, đèo Thung Khe, rừng già Tân Sơn bồng bềnh trong sương. Giữa trưa mà sương ùa vào cửa kính ô tô thấm ướt vai áo. Ai cũng dự đoán lên đến Pà Cò sẽ càng mờ ảo hơn. Nhưng thật bất ngờ! Hết khu rừng già, sương mù tan biến đâu hết, Pà Cò hiện ra giữa sắc hanh vàng của đất trời vừa độ chớm xuân thật kỳ vĩ.
(HBĐT) - Tối 8/2 (ngày 28 tháng 12 âm lịch), lãnh đạo TP Hoà Bình đã đi kiểm tra công trình biểu tượng TP Hoà Bình được đặt tại ngã 6, đầu cầu phía bờ trái sông Đà thuộc phường Tân Thịnh.
(HBĐT) - Sau 30 năm xa cách, ngày 28/1/1941, Bác Hồ bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng, dẫn lối đưa đường cho dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng và xây dựng đất nước.