Nghi lễ dâng hương tại đền ông tướng Sứ tại xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu).

Nghi lễ dâng hương tại đền ông tướng Sứ tại xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu).

(HBĐT) - Cùng với nhiều dân tộc khác trong tỉnh, lễ hội “xên bản - xên Mường” của dân tộc Thái huyện vùng cao Mai Châu có từ lâu đời. Đặc biệt dưới ánh sáng của Nghị quyết T.ư 5 (khóa VIII) về giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, lễ hội xên bản - xên Mường đã được khôi phục cơ bản nguyên vẹn các phong tục, mang đậm bản sắc dân tộc Thái Mai Châu.

 

Năm nay đã là lần thứ tư huyện Mai Châu tổ chức lễ hội Xên Mường dịp đầu xuân mới tại xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu. Sở dĩ lễ hội được tổ chức tại xã Chiềng Châu bởi nơi đây được coi là thủ phủ, điểm phát tích của người Thái di từ Bắc Hà (Lào Cai) về mảnh đất này vào khoảng thế kỷ XIII. Trải qua bao biến cố lịch sử, các thế hệ chúa đất người Thái đã có công lao to lớn trong việc cùng với muôn dân khai khẩn đất đai lập nên bản, nên mường trở thành mảnh đất trù phú. Chính họ đã tín nghĩa trung quân đồng lòng, chung sức sát cánh cùng vua chúa qua các thời kỳ lịch sử đánh bại giặc  xâm lăng giành lại đất nước. Vào thời nhà Lê, chúa Thái Mai Châu đã lập công xuất sắc trong việc lãnh đạo nhân dân chống giặc phương Bắc và được vua Lê trọng thưởng phong danh “Tước Hầu đại tư khấu trúc trung hầu”, người Thái gọi là “tướng Sứ”. Ở xã Chiềng Châu (Chiềng Chu ngày xưa) vẫn còn những chứng tích khu rừng thiêng Mỏ Cuông có Đán Cậc sừng sững thần kỳ như một tấm bảng khóa phép nhiệm màu treo cao để chỉ tài mưu lược dùng cung tên thi đấu bắn vào vách đá cùng người xá kha lài. Nếu ai thua cuộc phải nhường đất cho phe thắng cuộc. Khi có bạo lực xảy ra, người dân đã biết đào hào, lập lũy để phòng thủ. Do đó, một số lũy tre còn in hình hài chiến tuyến phòng thủ thô sơ mà vững chắc của người dân nơi đây. Gốc cây thị cổ thụ xóm Mỏ cũng đã được lưu truyền và nhắc đến trong các áng mo từ biết bao đời nay…

       

Từ trong sử sách viết bằng chữ Thái cổ và truyền thuyết còn lưu đến ngày nay, lễ hội xên Mường là tổ chức cho cả huyện, xên Bản tổ chức ở làng xã. Lễ hội xên bản - xên Mường được tổ chức hàng năm thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm, quanh năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc, đất nước vinh hoa, phồn thịnh. Nếu vào năm tổ chức lớn, lễ hội xên Mường chính thức được bắt đầu phần hội với nhiều hoạt động vui chơi sôi nổi. Buổi đầu của ngày hội chủ yếu là làm lễ và múa hát, đánh trống chiêng. Buổi thứ hai có tổ chức thi bắn súng và cung nỏ. Hình thức bắn súng là người ta tung quả bưởi lên mái nhà, quả bưởi lăn xuống theo mí dốc, các tay súng thiện xạ lần lượt ngắm, đón, bắn. Ngoài ra còn nhiều trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc như: keng loóng, đánh trống chiêng, chơi cù quay, ném còn, tò lẻ, thi hát đối đáp… Năm nay, phần lễ được xác định là chủ đạo. Trong 2 ngày 9 và 10 tháng giêng, Ban tổ chức, ông mo (chủ tế), những người tham gia hành lễ và du khách đã tiến hành lễ cúng, khấn chính thức, dâng hương tại miếu thờ ông tướng Sứ ở xóm Chiềng Châu. Tại lễ hội đã diễn ra một số hoạt động văn hoá, văn nghệ đặc sắc. Ông Hà Văn Hoan, 70 tuổi ở xóm Băng, xã Piềng Vế đã uy tín được chọn là ông mo (chủ tế) của lễ hội xên Mường được 4 năm nay. Ông Hoan tâm sự: Gia đình tôi đã có nhiều đời làm chủ tế cho lễ hội xên Mường. Còn nhớ trước kia, mặc dù là phong tục truyền thống nhưng do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người dân chỉ làm lễ nhỏ tại gia đình. Mấy năm gần đây, lễ hội đã được tổ chức quy mô lớn, người dân dân tộc Thái nói riêng, các dân tộc khác của huyện rất vui mừng, phấn khởi.

 

Ông Hà Văn Di, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu, Trưởng BTC lễ hội xên Mường lần thứ 4 năm 2013 cho biết: Lễ hội xên bản, xên Mường được khôi phục và được tổ chức hàng năm nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.ư 5 (khóa VIII) và Kết luận Nghị quyết T.ư 10 (khoá IX) của BCH Trung ương Đảng về việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2010- 2015 và Nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy Mai Châu về phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2011- 2015. Sáng ngày mồng 10 tháng giêng là ngày lễ chính của lễ hội xên mường  năm nay nên ngay từ sáng sớm đã có rất đông người dân ở các xã khác của huyện đã tập trung tại sân vận động của xã Chiềng Châu. Tại lễ hội năm nay còn có sự góp mặt của đại biểu các tỉnh của nước bạn Lào, huyện Mường Lát, Quan Hóa (Thanh Hóa) và du khách trong và ngoài nước. Cùng với việc giữ gìn nét đẹp truyền thống văn hóa đặc sắc của người Thái, lễ hội xên Mường cũng là dịp quảng bá thế mạnh tiềm năng văn hóa du lịch của địa phương, từ đó góp phần hoàn thành các chỉ tiêu KT-XH của huyện đã đề ra trong năm 2013.

 

 

                                                                     Hương Lan

 

 

Các tin khác

Đội tuyên truyền xã Thu Phong (Cao Phong) biểu diễn tiểu phẩm
Không có hình ảnh
Bán hàng ngay dưới biển “cấm bán hàng” tại lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2013.
Chị em phụ nữ xóm Gò 2 với phần trình diễn trang phục dân tộc nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người xem.

Khởi sắc du lịch đầu năm

(HBĐT) - Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, tháng Giêng ở Hòa Bình là thời gian của các lễ hội. Từ lễ hội chùa Tiên (huyện Lạc Thủy), lễ hội xên bản, xên Mường (huyện Mai Châu) đến các lễ hội chùa Hang (huyện Yên Thủy), chùa Khánh (huyện Cao Phong)… đã thu hút đông du khách từ khắp nơi về tham dự. Nhờ đó, hoạt động du lịch đầu năm trở nên sôi động, cùng với các tour du lịch truyền thống như Mai Châu – Hòa Bình, Mai Châu – bản Lác…những ngày đầu năm này, du khách đến với Hòa Bình để hòa mình với các lễ hội.

Độc đáo nghề chế tác đá cảnh ở Lạc Thủy

(HBĐT) - Những năm gần đây, làng nghề chế tác đá cảnh đang từng bước được hình thành tại xã Phú Thành (Lạc Thủy). Dọc theo QL 21 từ xã Phú Thành đến trung tâm huyện, không khó để nhận ra con đường đá cảnh ở thôn Sỏi, nơi nổi tiếng với những tác phẩm tạo hình từ đá tự nhiên. Từ xa, các thế đá nhấp nhô, đủ hình dáng. Nhiều nông dân đã trở thành những tỷ phú nhờ những hòn đá vô tri vô giác.

Thi tìm hiểu NQ Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ XI 

(HBĐT) - Ngày 6/3, Hội LHPN thị trấn Kỳ Sơn đã phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng tổ chức Hội thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI. Tham dự hội thi có 30 thí sinh đến từ 6 chi hội phụ nữ trong toàn thị trấn.

Hội Phụ nữ thị trấn Mường Khến tổ chức thi “Cán bộ Hội giỏi” 

(HBĐT) - Ngày 7/, Hội LHPN thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) tổ chức hội thi “Cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở giỏi” năm 2013.

Huyện Cao Phong, Tân Lạc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 khoá VIII

(HBĐT) - Sáng 7/3, Huyện uỷ Cao Phong tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Báo Hòa Bình tổ chức gặp mặt nữ cán bộ, công chức

(HBĐT) - Chiều 6/3, Ban biên tập Báo Hoà Bình đã tổ chức gặp mặt chị en phụ nữ trong cơ quan nhân dịp kỷ niệm 103 năm ngày quốc tế Phụ nữ 8/3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục