(HBĐT) - Một sáng tháng giêng, mưa xuân lắc rắc nhẹ, bước lên con tàu. Đúng 9 giờ sáng tàu nhổ neo, đứng trên boong tàu, lòng hồ sông Đà một màu xanh mênh mông, lòng hồ chứa đựng trên 9 tỷ m3 nước quanh năm. Hồ rộng quá, nước xanh biếc, hai bên bờ núi nhấp nhô một màu xanh của cây cối, tạo nên một thế giới xanh tuyệt đẹp. Mặt hồ buổi sáng xuân khá phẳng lặng, những con chim én, chim nhạn bay lượn là là trên mặt nước rồi vụt bay lên cao, những chiếc thuyền con trông xa như những chiếc lá tre đang gõ mạn thuyền làm nghề - cảnh thật thanh bình, thơ mộng. Xa xa tầm nhìn trước mũi con tàu chừng vài trăm mét, mây trắng, sương mù là xuống mặt nước làm cho cảnh hồ mơ mơ, thực thực. Những quả đồi đứng dìm chân dưới nước in bóng xuống lòng hồ, gần trưa, nắng vàng trải lên đỉnh núi, đồi cây.
Trên lòng hồ thi thoảng lại xuất hiện những hòn đảo nhỏ nhấp nhô là một phần những quả đồi bị nhấn chìm, xung quanh là nước mà biến thành đảo. Trên đảo xanh mướt rừng măng bát độ, tre bương, vầu Thanh Hóa, keo tai tượng được trồõng theo chương trình XĐ-GN của Chính phủ.
Đi dọc lòng hồ, mỗi khi ghé bờ tiếp xúc với những khu dân cư mới thấy bao điều kỳ diệu. Đã có hàng nghìn gia đình rời bỏ quê hương yêu dấu để nhường đất cho hồ tích nước thủy điện Hòa Bình. Hồ chứa nước mênh mông đã đem lại cho người dân nhiều thứ quý giá cho cuộc sống thường ngày. Đi tới bất cứ điểm dân cư nào cũng thấy bà con người Dao bán cây thuốc rừng. Thuốc của bà con người Dao chữa được nhiều bệnh, nhất là bệnh đường ruột, gan, thận, đặc biệt là thuốc hồi sức cho phụ nữ mới sinh đẻ.
Ở đây có những loại cây được bà con chặt nhát, phơi khô màu bầm đỏ đó là một loại cây dùng đun uống thay nước quanh năm. Thứ nước được tiếng bổ máu, ăn dễ tiêu, ngủ tốt. Màu đỏ, uống có vị ngọt, mùi thơm nhẹ. Du xuân trên lòng hồ, lòng ta thấy lâng lâng, nhẹ nhàng man mát. Kính cẩn bước theo từng bậc lên đền Bà chúa Thác Bờ. Đây là một địa danh nổi tiếng trên dòng sông Đà, được khách thăm quan cả nước tới viếng thăm.
Đứng trên đền Bà chúa Thác Bờ nhìn xuống lòng hồ sâu thẳm trong xanh nơi đây từng là những cột nước tuôn trào của Thác Bờ hung dữ. Đến Vầy Nưa, gặp bố già kể chuyện ngày xưa, dòng sông Đà nhiều nước lắm nhưng ruộng đồng khô cạn. Bà con người Mường trông ngóng thế là vợ chồng ông bà Đùng đã vác đá ném xuống sông chặn dòng nước lại, nước dâng lên và chảy vào ruộng đồng cho tươi tốt mùa màng. Những tảng đá ném xuống đã trở thành những quả núi to nhỏ nhấp nhô theo nước lên, nước xuống trên sông rồi tạo thành thác Bờ hung dữ trên dòng sông Đà.
Thời gian vua Lê Thái Tổ thân chinh cầm quân chỉ huy đi tiêu diệt giặc Đèo Cát Hãn để giữ yên bờ cõi, cho dân trong vùng nơi sơn cước được yên ổn làm ăn. Cảm hứng trước cảnh non sông hùng vĩ lại vừa thắng trận, vua đã đọc cho quân lính khắc bài thơ bằng chữ Hán lên vách đá thác Bờ. Bài thơ được dịch như sau:
“Gian nan nào ngại cảnh non sông/ Già cả mà ta vẫn vững lòng
Nghĩa khí dẹp tan mù mấy lớp/ Tráng tâm san phẳng núi muôn trùng
Phòng ngừa bờ cõi cần ra sức/ Giữ vững cơ đồ phải gắng công
Thác suối ba trăm dù hiểm trở/ Nay xem muôn thuở phải xuôi dòng”.
Khi hồ Hòa Bình tích nước, tảng đá có bài thơ này được đưa về tại trung tâm văn hóa.
Du khách có dịp đến vào mùa xuân thưởng ngoạn trên lòng hồ sông Đà sẽ thấy tâm hồn mình thanh thản, lòng lâng lâng theo con sóng lăn tăn xanh ngắt của mặt hồ.
Văn song (T.T.V)
(HBĐT) - Tổng kết 5 năm thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa (2007 - 2012) toàn huyện Cao Phong có 8.082 hộ đạt văn hóa, trong đó có 123 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc. Đó là minh chứng cụ thể cho thấy phong trào xây dựng đời sống văn hóa phát triển ngày càng sâu rộng trong nhân dân. Mỗi người dân đã có ý thức rõ tầm quan trọng việc xây dựng đời sống văn hóa ở KDC.
(HBĐT) - Vào cữ cuối tháng hai, đầu tháng ba âm lịch là lúc cây cối đã hoàn tất quá trình nẩy lộc, đâm chồi, con người vẫn thường gọi quá trình ấy là mùa xuân. Xuân tiết tràn trề sinh lực thúc giục muôn loài có mặt trong những cánh rừng. Lớn là con nai, con hoẵng, bé là con ong, con bướm, con kiến toả đi các ngả rừng mà ăn lộc, hút mật về tổ, đẻ trứng, nuôi con.
(HBĐT) - Sau Tết Nguyên đán, nhiều lễ hội lớn, nhỏ diễn ra tại khắp các huyện, thành phố. Mở màn là lễ hội chùa Tiên (Lạc Thủy), đền Bờ (Cao Phong, Đà Bắc) khai hội từ ngày mùng 4 Tết. Tiếp đến là lễ hội Khai hạ (Mường Bi), đu Vôi (Lạc Sơn), chùa Hang (Yên Thủy), xên Bản, xên Mường (Mai Châu) và nhiều lễ hội nhỏ tại các xóm, bản khác. Các lễ hội nhỏ thường diễn ra từ 1 - 3 ngày. Các lễ hội lớn: chùa Tiên, đền Bờ kéo dài đến khoảng hết tháng 3 âm lịch.
(HBĐT) - Sáng ngày 8/3, tại UBND xã Thu Phong (Cao Phong), Hội Phụ nữ xã Thu Phong đã tổ chức giao lưu kỷ niệm 103 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Dự buổi giao lưu có 16 đội đến từ 14 xóm và 1 chi hội nữ công, chi hội mầm non trên địa bàn xã.
(HBĐT) - Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, tháng Giêng ở Hòa Bình là thời gian của các lễ hội. Từ lễ hội chùa Tiên (huyện Lạc Thủy), lễ hội xên bản, xên Mường (huyện Mai Châu) đến các lễ hội chùa Hang (huyện Yên Thủy), chùa Khánh (huyện Cao Phong)… đã thu hút đông du khách từ khắp nơi về tham dự. Nhờ đó, hoạt động du lịch đầu năm trở nên sôi động, cùng với các tour du lịch truyền thống như Mai Châu – Hòa Bình, Mai Châu – bản Lác…những ngày đầu năm này, du khách đến với Hòa Bình để hòa mình với các lễ hội.
(HBĐT) - Những năm gần đây, làng nghề chế tác đá cảnh đang từng bước được hình thành tại xã Phú Thành (Lạc Thủy). Dọc theo QL 21 từ xã Phú Thành đến trung tâm huyện, không khó để nhận ra con đường đá cảnh ở thôn Sỏi, nơi nổi tiếng với những tác phẩm tạo hình từ đá tự nhiên. Từ xa, các thế đá nhấp nhô, đủ hình dáng. Nhiều nông dân đã trở thành những tỷ phú nhờ những hòn đá vô tri vô giác.