Tùng Dương, Uyên Linh, Mỹ Linh sẽ cạnh tranh trong hạng mục Ca sĩ của năm - Ảnh: Diệp Đức Minh - Độc Lập

Tùng Dương, Uyên Linh, Mỹ Linh sẽ cạnh tranh trong hạng mục Ca sĩ của năm - Ảnh: Diệp Đức Minh - Độc Lập

Mùa thứ 8 của giải thưởng âm nhạc Cống hiến đang tạo ra dư luận, khi bảng tham khảo đề cử xuất hiện những gương mặt còn rất mới và không có những đề cử thật sự xuất sắc.

 

Nói như thế không có nghĩa giải thưởng đang xuống giá, bởi bảng đề cử đã phản ảnh phần nào tình hình thị trường âm nhạc năm qua. Một năm nhạc Việt không có những album, chương trình, cá nhân xuất sắc, nổi trội với những sáng tạo đúng nghĩa cống hiến. Thế nên, bảng tham khảo đề cử các hạng mục giải thưởng năm nay xem ra khá nhạt. Chẳng hạn, ở hạng mục Album của năm, 6 album được gợi ý lựa chọn gồm: Chillout meets classic (Phạm Thu Hà), Country rock (Tạ Quang Thắng), Địa đàng (Nguyên Hà), Giấc mơ tôi (Uyên Linh), Tuổi 25 (Lê Cát Trọng Lý), Vuông tròn (Hoàng Anh) sức lan tỏa chưa cao và chất lượng chỉ ở mức nghe được. Nhiều nhà báo khi viết phiếu bình chọn đề cử (giải Cống hiến chỉ dành cho phóng viên âm nhạc của hơn 100 cơ quan báo chí bình chọn) cho biết quá khó để chọn album nào hoặc đề cử thêm album khác bởi thị trường năm qua rất ít album hay. Ca sĩ trẻ ra album ào ạt, không có dấu ấn, và phần đông tung album online trên mạng để tìm cơ hội có bài hit chứ không ra sản phẩm hiện vật.

Hạng mục Nhạc sĩ của năm và Ca sĩ của năm luôn gây được sự chú ý và năm nay vẫn là những cái tên quen thuộc được gợi ý đề cử: Quốc Trung, Võ Thiện Thanh, Dương Thụ, Lưu Thiên Hương, Lê Cát Trọng Lý, Mỹ Linh, Tùng Dương, Mỹ Tâm, Uyên Linh… Sự xuất hiện đáng ngạc nhiên của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, ca sĩ trẻ Nguyên Hà, Hoàng Anh và cả Cẩm Ly trong bảng tham khảo đề cử cho thấy giải thưởng năm nay “cởi mở” hơn với âm nhạc đại chúng và gương mặt mới, ca sĩ nào cũng có thể được chọn nếu nhận được nhiều phiếu bình chọn.

Nhiều ý kiến cho rằng giải thưởng năm nay sẽ “sôi động”, không phải vì chất lượng cao của các hạng mục đề cử, mà vì những tranh cãi quanh các đề cử không mấy xuất sắc. Ông Hữu Trịnh - đại diện BTC giải thưởng - cho biết: “Đúng là năm nay về chuyên môn, giải thưởng không nổi bật như các năm trước, và đó là chuyện ngoài tầm tay của Cống hiến bởi giải thưởng chỉ phản ánh đúng tình hình thực tế nhạc Việt”.

 

                                                   Theo Báo Thanhnien

 

 

Các tin khác

Các cụ ở Đồi Thung họp mặt.
Những quán hàng trong sương trên đỉnh đèo Thung Khe.
Không có hình ảnh
Các em học sinh khối THCS tham dự nội dung thi vẽ tranh trên nền sân xi-măng.

Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 15/3, Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam (15/3/1953- 15/3/2013). Dự lễ kỷ niệm có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng các tỉnh Sơn La, Điện Biên và TP Hà Nội; cán bộ, công chức, viên chức của ngành qua các thời kỳ.

Đà Bắc: Thi vẽ tranh học sinh THCS về chủ đề môi trường

(HBĐT) - Sáng 12/3, tại trường THCS thị trấn Đà Bắc, Phòng GD&ĐT huyện đã tổ chức thi vẽ tranh cho học sinh THCS năm học 2012 -2013.

Xên Mường - lễ hội đậm bản sắc dân tộc Thái Mai Châu

(HBĐT) - Cùng với nhiều dân tộc khác trong tỉnh, lễ hội “xên bản - xên Mường” của dân tộc Thái huyện vùng cao Mai Châu có từ lâu đời. Đặc biệt dưới ánh sáng của Nghị quyết T.ư 5 (khóa VIII) về giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, lễ hội xên bản - xên Mường đã được khôi phục cơ bản nguyên vẹn các phong tục, mang đậm bản sắc dân tộc Thái Mai Châu.

Cao Phong xây dựng đời sống văn hóa từ mỗi gia đình

(HBĐT) - Tổng kết 5 năm thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa (2007 - 2012) toàn huyện Cao Phong có 8.082 hộ đạt văn hóa, trong đó có 123 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc. Đó là minh chứng cụ thể cho thấy phong trào xây dựng đời sống văn hóa phát triển ngày càng sâu rộng trong nhân dân. Mỗi người dân đã có ý thức rõ tầm quan trọng việc xây dựng đời sống văn hóa ở KDC.

Kiến ngạat

(HBĐT) - Vào cữ cuối tháng hai, đầu tháng ba âm lịch là lúc cây cối đã hoàn tất quá trình nẩy lộc, đâm chồi, con người vẫn thường gọi quá trình ấy là mùa xuân. Xuân tiết tràn trề sinh lực thúc giục muôn loài có mặt trong những cánh rừng. Lớn là con nai, con hoẵng, bé là con ong, con bướm, con kiến toả đi các ngả rừng mà ăn lộc, hút mật về tổ, đẻ trứng, nuôi con.

Lễ hội đầu xuân - đẹp và chưa đẹp

(HBĐT) - Sau Tết Nguyên đán, nhiều lễ hội lớn, nhỏ diễn ra tại khắp các huyện, thành phố. Mở màn là lễ hội chùa Tiên (Lạc Thủy), đền Bờ (Cao Phong, Đà Bắc) khai hội từ ngày mùng 4 Tết. Tiếp đến là lễ hội Khai hạ (Mường Bi), đu Vôi (Lạc Sơn), chùa Hang (Yên Thủy), xên Bản, xên Mường (Mai Châu) và nhiều lễ hội nhỏ tại các xóm, bản khác. Các lễ hội nhỏ thường diễn ra từ 1 - 3 ngày. Các lễ hội lớn: chùa Tiên, đền Bờ kéo dài đến khoảng hết tháng 3 âm lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục