Điệu xoè Thái nồng say hấp dẫn lòng du khách muôn phương.

Điệu xoè Thái nồng say hấp dẫn lòng du khách muôn phương.

(HBĐT) - Nói đến nền văn hóa của dân tộc Thái Tây Bắc là phải nói đến xòe. Xòe là các điệu múa dân gian bắt nguồn từ thực tế cuộc sống, được những người Thái - những nghệ sỹ dân gian thổi vào hơi thở của tình yêu, khát vọng vươn tới tự do, hạnh phúc, làm cho các điệu xòe lung linh, sống động và trường tồn.

Người Thái Tây Bắc sống giữa thiên nhiên hùng vỹ, cần cù sáng tạo trong công cuộc chính phục thiên nhiên, anh dũng quật cường chống lại kẻ thù hai chân và bốn chân. Mỗi khi hoàn thành một công việc trọng đại, mọi người lại nắm tay nhau quanh đống lửa nhẩy múa ăn mừng. Những điệu xòe hình thành, phát triển và hoàn thiện, mô phỏng những bước đi của cha ông khai phá đất đai, phát rẫy, trồng lúa, lấy nước, tung khăn, mời rượu... thực tế cuộc sống và những ước mơ, khát vọng được diễn tả sinh động và tinh thế.

Nói tới xòe Thái là phải nói tới các điệu xòe cổ:

Điệu “Khắm khen”: Quanh đống lửa, mọi người nắm tay nhau nhẩy múa. Đây là điệu múa mang tính sơ khai, biểu lộ sự gắn kết cộng đồng, mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc vẹn tròn.

Điệu “Khắm khăn mơi lẩu” - Nâng khăn mời rượu. Đây là điệu múa đầy chất trữ tình và ấm áp tình người, thể hiện lòng hiếu khách.

Điệu “Phá xí” - Bổ bốn, diễn tả tình đoàn kết của cộng đồng, hướng về tổ tiên, quê hương của mỗi thành viên.

Điệu “Đổi hôn” - múa tiến lùi, như muốn khẳng định dù đất trời có đổi thay, cuộc sống có như thế nào thì tình người vẫn luôn sắt son bền chặt.

Điệu “Nhuôm khăn” - tung khăn, là điệu xòe tưng bừng nhất, hay dùng khi mùa vụ bội thu, đám cưới, lên nhà mới...

Dần dần, từ các điệu xòe cổ, các nghệ nhân dân gian xây dựng được tới 32 điệu xòe mang bóng dáng các sinh hoạt thường ngày: “Xe cúp” - múa nón, xe tẳng chai” - múa chai, “Xe kếp phắc” - hái rau, “Xe cáp” - múa sạp...

Các điệu xòe nhịp nhàng sôi động trong tiếng trống, chiêng, khèn, pí, đàn tính, đôi khi có cả lời hát phụ họa cho thêm phần sinh động.

Các điệu xòe vòng sôi nổi bao nhiêu, thì các bài xòe điệu lại tinh tế duyên dáng bấy nhiêu. Triết lý âm dương, đất - trời, lửa - nước và ý nghĩa nhân sinh cao cả ẩn chứa trong các điệu xòe.

Người Thái có câu ca:

“Không xòe không tốt lúa

Không xòe thóc cạn bồ”

Qua mỗi bước xòe, người ta như được gột rửa tinh thần, gần gũi chan hòa với nhau hơn, yêu người, yêu đời để bước vào cuộc sống lao động với một niềm tin sáng trong phơi phới.

Sức hấp dẫn của xòe chính là sự sôi nổi, gần gũi mà đậm tình như hơi thở của cuộc sống. Xòe vòng luôn thu hút được tất cả mọi người, không phân biệt người già hay trẻ, lạ hay quen. Mọi người nắm tay nhau thân ái cùng bước xoay tròn quanh đống lửa theo chiều kim đồng hồ như sự phát triển của cuộc sống. Vì vậy xòe vòng luôn thu hút được cả với khách du lịch trong và ngoài nước. Xòe vòng có thể có số lượng lớn người tham gia. Đã từng có những vòng đại xòe với số lượng đông tới hàng ngàn người ở Yên Bái, Điện Biên vô cùng sôi động.

Trong chế độ thực dân, phong kiến, các điệu xòe và kiếp gái xòe chỉ là trò mua vui cho bọn quan lại thống trị. Ngọn lửa hội xòe bao lần run rẩy tưởng trừng bị tắt lụi, nhưng ngọn lửa trong trái tim những người Thái Tây Bắc vẫn nồng nàn tỏa sáng. Trong các làng bản, các nghệ nhân vẫn âm thầm truyền dạy cho các thế hệ con cháu những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình.

Dưới ánh sáng cách mạng, ngọn lửa hội xòe hồi sinh. Lửa rực hồng mỗi đêm xòe ngày hội, lửa nhảy nhót trong những bước đi bay nhẩy, lửa rạo rực trong trái tim mỗi người dân Tây Bắc, những con người chịu thương chịu khó, cần cù anh dũng và làm chủ tương lai.

Ngày nay ở khắp miền Tây Bắc, mỗi làng bản, xã, phường đều có các đội văn nghệ, các đội xòe phục vụ cho đời sống cộng đồng, cho các đợt liên hoan văn nghệ, phục vụ du lịch. Cuộc sống mới chắp cánh cho bước xòe bay bổng.

Nếu có dịp hành hương lên Tây Bắc, có ai không trầm trồ thán phục trước những điệu xòe sôi nổi và tinh tế. Những cô gái, các mẹ, các chị hàng ngày đảm đang trong việc làm nương rẫy, quay ra dệt vải... giờ đây tươi trẻ hồn nhiên trong điệu dân vũ. Rồi khi các cô gái nâng chén rượu thơm, cất tiếng hát chân tình mà say đắm:

Đừng sợ say

Đây tay ngà

Chén đã dâng đầy

Ngọn lửa hội xòe được thắp lên, tiếng trống, tiếng khèn gọi mời tha thiết.

Vào đây anh

Tay cầm tay múa xòe cùng em...

Kìa hội vui

Vào đi anh!

Đừng để em cô đơn  một mình...

Đôi tay ngà đón chờ người ơi!

Có ai cầm lòng được, để rồi trái tim thôi thúc bước vào vòng xòe huyền thoại rạng ngời ánh lửa và lòng người cứ phơi phới, rạo rực đắm say.

 

 

                                                                     HBĐT tổng hợp

 

Các tin khác

Bồ đựng quần áo.
Không có hình ảnh
Huyện Mai Châu chú trọng bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
(Ảnh: Thiếu nữ Thái ở bản Lác, xã Chiềng Châu dệt thổ cẩm truyền thống).
Bìa cuốn sách

Tưng bừng lễ hội cầu ngư ở xã Ngư Lộc

Sáng 2-4, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, tưng bừng tổ chức lễ hội cầu ngư 2013.

Trên 96 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà văn hóa

(HBĐT) - Những năm qua, nhiều loại hình thiết chế văn hóa ở cơ sở đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân.

Cây khèn bè độc đáo của người Thái (Mai Châu)

(HBĐT) - Là một trong 7 dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất Hòa Bình, người Thái ở huyện vùng cao Mai Châu có những nét văn hóa đặc sắc riêng, trong đó khèn bè là một loại nhạc cụ độc đáo không thể thiếu trong những dịp cưới hỏi, lễ, Tết hay ngày hội đón xuân… của đồng bào dân tộc Thái.

Lễ hội Pháp ngữ và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Mường

(HBĐT) - Trong 2 ngày 30 – 31/3, Sở VH, TT&DL phối hợp với khu du lịch sinh thái Việt-Pháp Vịt Cổ Xanh (Vịt Cổ Xanh Resort) xã Cư Yên – Lương Sơn, khoa tiếng Pháp (trường ĐH Hà Nội), Cơ quan Hợp tác và Giáo dục (Đại sứ quán Cộng Hòa Pháp) tổ chức lễ hội Pháp ngữ và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Tham dự lễ hội có 32 đoàn khách, trong đó có 25 khách quốc tế đến từ Đại sứ quán Maroc, Nam Phi, Pháp và Palestine, các tổ chức Pháp ngữ AUS, OIS và 150 sinh viên khoa tiếng Pháp (Trường ĐH Hà Nội).

Thaihabooks và ngày hội đọc sách miễn phí

(HBDT)- Từ ngày 4 - 7/4, tại Trung tâm thương mại Indochina Plaza Hà Nội sẽ diễn ra chương trình “Ngày hội đọc sách miễn phí-Chào mừng tết sách lần thứ VI”.

Du lịch Cao Phong - Hứa hẹn khởi sắc

(HBĐT) - Cao Phong - vùng đất Mường Thàng giàu bản sắc văn hóa, nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nhiều danh thắng chứa đựng những huyền tích, huyền thoại đã đi vào lịch sử, vào những trang thơ, áng văn truyền đời, nơi cộng đồng làng Mường còn lưu giữ những giá trị truyền thống trong nếp sống, sinh hoạt đang hứa hẹn là điểm đến thu hút khách du lịch, góp phần thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” của huyện phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục