Hoa Sen đang chiếm ưu thế về số lượng người lựa chọn đề nghị làm Quốc hoa

Hoa Sen đang chiếm ưu thế về số lượng người lựa chọn đề nghị làm Quốc hoa

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc lựa chọn Quốc hoa cần có hình thức thích hợp đề đông đảo nhân dân trong cả nước lựa chọn, suy tôn. Như vậy có thể nhận thấy, yêu cầu về sự đồng thuận là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng trong việc lựa chọn biểu tượng này.

 

Trong thời gian thực hiện “Đề án nghiên cứu lựa chọn và tôn vinh Quốc hoa Việt Nam” (từ năm 2010), Bộ VHTTDL đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo về Quốc hoa.

Trong các cuộc bình chọn trên mạng Internet được Bộ VHTTDL tổ chức cho thấy: có 62% - 97% ý kiến bình chọn trực tiếp và 62,1% ý kiến được hỏi trên mạng Internet chọn hoa sen là Quốc hoa Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề lựa chọn Quốc hoa Việt Nam, phóng viên Báo Điện tử Chính phủ đã trao đổi với một số nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà giáo, văn nghệ sỹ xung quanh việc lựa chọn loài hoa nào để trở thành quốc hoa của Việt Nam.

Nghệ sỹ ưu tú Đàm Loan nói: “Theo tôi hoa sen đã đi cùng với dân tộc ta trong quá trình hình thành, dựng nước và giữ nước. Hoa sen tượng trưng cho bản sắc văn hóa, cốt cách và tinh thần con người Việt Nam, được sử dụng trong văn học, nghệ thuật. Là người Việt Nam chắc ai cũng đã từng biết và cảm nhận về hoa sen. Vì vậy, theo tôi Quốc hoa Việt Nam là hoa sen thì hợp lý nhất”.

Nhà văn Thu Phương cũng nghiêng về việc chọn hoa sen là Quốc hoa vì hoa sen có ở nhiều nước nhưng sen ở Việt Nam có nét rất riêng, rất đặc biệt, đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn. Hoa sen gắn bó với người dân Việt Nam qua bao thế hệ qua 4000 năm lịch sử. Hoa sen gắn với hình ảnh của Bác Hồ, của Phật giáo nên hoa sen toát lên sự thanh cao, thuần khiết.

Nhà văn Thu Phương

Hoa sen cũng “đời” hơn khi nó có giá trị sử dụng: hạt sen, củ sen lá sen, thân sen có thể ăn hoặc làm thuốc hoặc thức uống…

Nhà văn Thu Phương nhấn mạnh việc tiến hành chọn quốc hoa nên để tất cả người dân có thể bày tỏ ý kiến của mình.

TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Thái Hà Books, người được mệnh danh là tiến sỹ “đọc” thì cho rằng Quốc hoa có ý nghĩa vô cùng to lớn, là hình ảnh về đất nước nên phải lựa loại hoa nào quen thuộc với tất cả người dân.

Tiến Sỹ Nguyễn Mạnh Hùng

Ông Hùng cho rằng hoa lúa (bông lúa) là loại hoa mà có ý nghĩa nhất bởi vì nước ta là nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới, cũng là nước có nền văn hóa lúa nước lâu đời và hơn 80% dân số Việt Nam đều gắn bó với cây lúa.

Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng, tiến hành lựa chọn quốc hoa phải do người dân đồng thuận.

Trong khi đó, Nghệ sỹ Ưu tú Cẩm Vân phân tích Quốc hoa không chỉ có ý nghĩa về văn hóa của người Việt mà còn phải có màu sắc đẹp, có hương thơm, có giá trị sử dụng cao, mang lại lợi ích trong đời sống, kinh tế - xã hội. Nhưng quan trọng hơn cả là loài hoa đó được đông đảo người dân yêu thích, sử dụng và tôn vinh.

Hoa sen màu sắc không rực rỡ, có thể nói là rất trầm và khó bài trí trong các lễ hội, khánh tiết. Thời gian trưng bày được khoảng 1 ngày là lá và hoa đã héo. Hoa đào, hoa mai thì rất đẹp đặc nhưng chỉ có theo mùa và không phổ biến trong cả nước. Hoa đào của chủ yếu ở miền Bắc, hoa mai ở miền Nam. Như vậy cũng không sử dụng làm quốc hoa vì 2 loại hoa này mang văn hóa vùng miền.

Nghệ sỹ Cẩm Vân đề xuất chọn hoa lan. Loại hoa này có đủ màu sắc, tươi sáng rực rỡ và đặc biệt là thời gian sử dụng rất lâu. Không những vậy, hoa lan còn có giá trị kinh tế rất cao. Hiện nay tại Đà Lạt, phong trào trồng hoa lan xuất khẩu đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân.

Nghệ sỹ nhiếp ảnh gia về hoa sen Trần Văn Bích

Nhiếp ảnh gia về hoa sen Trần Văn Bích, người đã tổ chức 19 triển lãm về hoa sen, đạt 4 kỷ lục về chụp ảnh hoa sen nói: “Hoa sen làm quốc hoa đó là điều hiển nhiên rồi. Bạn có biết hoa sen không chỉ là sự bao dung, thanh khiết mà nó còn thể hiện sự vươn cao như tinh thần của người Việt chúng ta. Tôi đã mở rất nhiều các triển lãm về hoa sen và khách quốc tế rất thích thú vì vẻ đẹp thuần khiết, dịu dàng của loại hoa đặc biệt này”.

Riêng về việc tổ chức lấy ý kiến người dân, ông cho rằng nên xã hội hóa hoạt động sự kiện này.

TS.Nguyễn Đức Trí, Trưởng bộ môn Du lịch, Khoa Thương mại du lịch marketing, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng để bảo đảm tính khách quan, tiêu biểu và hoa được chọn phải đảm bảo các tiêu chí chọn lựa.

TS Nguyễn Đức Trí cũng cho rằng hoa sen sẽ được mọi người yêu thích và có thể là Quốc hoa Việt Nam.

Trong năm 2011, Bộ VHTTDL đã tổ chức bình chọn trực tiếp và qua mạng internet với 6 tiêu chí để lựa chọn Quốc hoa Việt Nam gồm:

Loài hoa phải có nguồn gốc được trồng lâu đời ở Việt Nam; là loại hoa tiêu biểu, dễ trồng, phát triển được ở hầu khắp các vùng miền đất nước; thể hiện được bản sắc văn hóa, cốt cách và tinh thần dân tộc, ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam; hoa bền đẹp về hình thức và màu sắc, có hương thơm; có giá trị về mặt kinh tế, mang lại lợi ích cho nhiều người dân, thông dụng trong đời sống sinh hoạt, luôn có mặt trong sự kiện văn hóa ở trong nước và quốc tế; có giá trị văn học nghệ thuật và được đa số người dân yêu thích, chấp nhận và tôn vinh.

Bộ VHTTDL đã khảo sát riêng tại các thành phố lớn về việc lựa chọn loài hoa nào là Quốc hoa.

Kết quả: Tại Hà Nội (tháng 1/2011), với 35.000 phiếu bầu chọn trực tiếp, tỉ lệ bầu chọn hoa sen hồng chiếm 81,3%. Tại Đà Nẵng (tháng 4/2011) với gần 15.000 phiếu bầu chọn trực tiếp, hoa sen hồng chiếm tỷ lệ gần 97%. Tại TPHCM (tháng 6/2011) với 60.000 phiếu bầu, hoa sen hồng đạt tỷ lệ 71,1%/hoa mai 18,16%/hoa đào 3,97%.

Như vậy, hoa sen đang chiếm ưu thế trong các cuộc bình chọn Quốc hoa Việt Nam.

 Theo Chinhphu.vn

 

Các tin khác

Các nhà quản lý và hoạt động lữ hành tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Điệu xoè Thái nồng say hấp dẫn lòng du khách muôn phương.
Bồ đựng quần áo.
Không có hình ảnh

Mai Châu huy động nguồn lực giữ gìn bản sắc văn hoá

(HBĐT) - Ông Khà Phúc Dằng, Bí thư Huyện ủy Mai Châu cho biết: Huyện đã cụ thể hóa NQ T.Ư 5 (khóa VIII) và các chương trình hành động của tỉnh vào điều kiện cụ thể địa phương và đã thu được những kết quả nổi bật. Trong các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa phải kể đến phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đã được các cấp, ngành và quần chúng nhân dân các dân tộc trong huyện hưởng ứng, tham gia xây dựng.

Cô gái U 80

Đó là tên một cuốn tiểu thuyết của tác giả Hà Mạnh đã tạo được sự quan tâm của công đồng. Nhiều người sẽ thắc mắc về cái tên của cuốn sách này. Tại sao 80 tuổi mà vẫn được gọi là cô gái? Lời giải đáp cũng chính là lý do cuốn sách được ra đời - dựa trên một câu chuyện có thật về cô gái 26 tuổi "hóa bà lão" ở Bến Tre, Việt Nam.

Tưng bừng lễ hội cầu ngư ở xã Ngư Lộc

Sáng 2-4, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, tưng bừng tổ chức lễ hội cầu ngư 2013.

Trên 96 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà văn hóa

(HBĐT) - Những năm qua, nhiều loại hình thiết chế văn hóa ở cơ sở đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân.

Cây khèn bè độc đáo của người Thái (Mai Châu)

(HBĐT) - Là một trong 7 dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất Hòa Bình, người Thái ở huyện vùng cao Mai Châu có những nét văn hóa đặc sắc riêng, trong đó khèn bè là một loại nhạc cụ độc đáo không thể thiếu trong những dịp cưới hỏi, lễ, Tết hay ngày hội đón xuân… của đồng bào dân tộc Thái.

Lễ hội Pháp ngữ và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Mường

(HBĐT) - Trong 2 ngày 30 – 31/3, Sở VH, TT&DL phối hợp với khu du lịch sinh thái Việt-Pháp Vịt Cổ Xanh (Vịt Cổ Xanh Resort) xã Cư Yên – Lương Sơn, khoa tiếng Pháp (trường ĐH Hà Nội), Cơ quan Hợp tác và Giáo dục (Đại sứ quán Cộng Hòa Pháp) tổ chức lễ hội Pháp ngữ và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Tham dự lễ hội có 32 đoàn khách, trong đó có 25 khách quốc tế đến từ Đại sứ quán Maroc, Nam Phi, Pháp và Palestine, các tổ chức Pháp ngữ AUS, OIS và 150 sinh viên khoa tiếng Pháp (Trường ĐH Hà Nội).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục