Làng văn hóa thôn Xuân Him, xã Thanh Lương (Lương Sơn).
(HBĐT) - Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” được Huyện ủy Lương Sơn cụ thể hóa bằng các chương trình hành động, quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Sau 15 năm triển khai thực hiện, tinh thần của Nghị quyết đã được thấm nhuần trong mỗi tập thể, cơ quan, đơn vị, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo thành phong trào bền bỉ cùng chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới.
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của huyện với những nội dung: xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống, đời sống văn hóa lành mạnh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng trung tâm văn hóa, điểm vui chơi cấp huyện và cơ sở, tạo môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh trong nhân dân; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa có trình độ ngang tầm với yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới; phát động sâu rộng trong nhân dân phong trào xây dựng gia đình, cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa. Trên cơ sở đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các ngành, đoàn thể triển khai thực hiện bằng những hoạt động cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị. Từ đó, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao, tình trạng mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu dần được xóa bỏ, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Nổi bật là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng môi trường văn hóa được huyện xác định là một trong những giải pháp thiết thực nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết. Đến nay, phong trào đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn huyện, mỗi tập thể, cá nhân đều có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào, hình thành ý thức xây dựng cơ quan, đơn vị, trường học, làng bản, KDC, gia đình văn hóa. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện giao tiếp, ứng xử văn minh nơi công sở, các xóm, bản, tiểu khu xây dựng hương ước, quy ước, xây dựng nếp sống văn minh, nâng cao ý thức tự quản trong cộng đồng, tăng cường sự đoàn kết gắn bó tình làng, nghĩa xóm trong nhân dân. Việc thực hiện nếp sống văn hóa mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội có chuyển biến rõ rệt. 100% xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc quy định việc cưới, việc tang và lễ hội đảm bảo văn minh gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tình trạng tảo hôn, thách cưới, hút thuốc trong tiệc cưới xóa bỏ. Nếu như trước đây, việc tổ chức tang lễ là việc của dòng họ, các nghi lễ, hủ tục trong đám tang phức tạp, kéo dài đến 2 – 3 ngày thì nay việc tổ chức được thực hiện theo quy ước của thôn, xóm, tiểu khu với hình thức gọn gàng, tiết kiệm, thủ tục phúng viếng đơn giản, việc chôn cất được thực hiện tại khu quy hoạch nghĩa địa, bảo đảm vệ sinh môi trường. Nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, Huyện ủy quan tâm chỉ đạo nghiên cứu khôi phục các lễ hội truyền thống, tạo nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần cho cộng đồng. Trong những năm qua, huyện đã tổ chức, tham gia nhiều cuộc giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, qua đó tìm hiểu, tiếp thu nền văn văn hóa phong phú, đa dạng của từng dân tộc như về nhà ở, ngôn ngữ, phong tục tập quán, trang phục… Huyện đã xây dựng được 12 đội thông tin lưu động, hàng trăm đội văn nghệ quần chúng. Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, thông qua các chương trình biểu diễn, sáng tác văn học nghệ thuật, tiết mục tự biên, tự diễn đã khai thác tiềm năng, sức sáng tạo văn nghệ của quần chúng, đồng thời gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Qua 15 năm thực hiện phong trào, toàn huyện đã có trên 20.000 lượt hộ được công nhận gia đình văn hóa, hơn 2.000 lượt KDC tiên tiến, 1.642 lượt tiểu khu, làng, bản văn hóa, 835 lượt cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa được biểu dương. Tiêu biểu như làng Đồng Bưng – xã Nhuận Trạch 10 năm liên tục đạt làng văn hóa, các xóm Sáng – xã Cao Răm, Đồng Tiến – xã Tân Vinh, Giếng Xạ - xã Cư Yên, Đồng Ỷ - xã Hợp Hòa… được UBND tỉnh khen thưởng.
Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa được huyện chú trọng, từng bước xã hội hóa các hoạt động về văn hóa. Đến nay, toàn huyện đã xây mới và nâng cấp 146/187 nhà văn hóa thôn, bản. Trong đó, có 50 nhà được xây mới với tổng kinh phí từ 150-120 triệu đồng/nhà, có nhà được quy hoạch xây dựng theo tiêu chí NTM trị giá từ 500 triệu -1 tỉ đồng từ nguồn kinh phí nhân dân đóng góp và nguồn vốn huy động. Các xã, thị trấn đều có sân vận động và các điểm vui chơi, hoạt động văn hóa-thể thao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động, sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Bền bỉ thực hiện phong trào nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, huyện Lương Sơn đã tích cực hưởng ứng đưa Nghị quyết vào cuộc sống, làm cho bộ mặt làng xóm ngày càng đổi mới, góp phần vào phát triển KT-XH, giữ vững ANCT- TTATXH tại địa phương.
Thu Hà
(HBĐT) - Trong quý I, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tích cực tổ chức các hoạt động quảng bá về hình ảnh, tiềm năng và lợi thế của du lịch Hòa Bình.
(HBĐT) - Ông Khà Phúc Dằng, Bí thư Huyện ủy Mai Châu cho biết: Huyện đã cụ thể hóa NQ T.Ư 5 (khóa VIII) và các chương trình hành động của tỉnh vào điều kiện cụ thể địa phương và đã thu được những kết quả nổi bật. Trong các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa phải kể đến phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đã được các cấp, ngành và quần chúng nhân dân các dân tộc trong huyện hưởng ứng, tham gia xây dựng.
Đó là tên một cuốn tiểu thuyết của tác giả Hà Mạnh đã tạo được sự quan tâm của công đồng. Nhiều người sẽ thắc mắc về cái tên của cuốn sách này. Tại sao 80 tuổi mà vẫn được gọi là cô gái? Lời giải đáp cũng chính là lý do cuốn sách được ra đời - dựa trên một câu chuyện có thật về cô gái 26 tuổi "hóa bà lão" ở Bến Tre, Việt Nam.
Sáng 2-4, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, tưng bừng tổ chức lễ hội cầu ngư 2013.