Chị em phụ nữ tham gia biểu diễn nghệ thuật cùng nam giới một cách bình đẳng như nhau. Ảnh M.Tuấn

Chị em phụ nữ tham gia biểu diễn nghệ thuật cùng nam giới một cách bình đẳng như nhau. Ảnh M.Tuấn

(HBĐT) - Là tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, mức độ phát triển của từng vùng, từng dân tộc còn khác nhau, nên trong những năm qua, cùng với tập trung phát triển KT-XH, tỉnh rất quan tâm đến việc thực hiện bình đẳng giới và kiểm soát việc tác động của các phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số đến bất bình đẳng giới ở vùng dân tộc miền núi trong tỉnh.

 

Để cộng đồng các dân tộc anh em (nhất là các dân tộc ít người) hiểu được các quy định của pháp luật về bình đẳng giới, các cơ quan chức năng trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới đến nhân dân với các hình thức đa dạng như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền trong các cơ quan, đơn vị, các xóm bản, chi hội đoàn thể. Chú trọng tuyên truyền việc đảm bảo quyền được khai sinh, quyền được học tập của trẻ em gái và phụ nữ; quyền được giúp đỡ xóa đói- giảm nghèo đối với các gia đình do phụ nữ làm chủ hộ; thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động nữ tại một số doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động là nữ). Nhiều cách làm hay, mô hình, điển hình tiên tiến trong thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, đấu tranh xóa bỏ phân biệt đối xử về giới và định kiến giới đã được giới thiệu trên Báo Hòa Bình, Đài PT-TH tỉnh. Giúp người dân biết rõ nội dung cơ bản về công tác vận động phụ nữ, góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ, hạn chế tình trạng bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, các ngành, địa phương cũng tổ chức nhiều lớp tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ cấp xã làm công tác bình đẳng giới và cho nữ cán bộ các cấp. Xây dựng mô hình CLB hoạt động bình đẳng giới, đào tạo nghề cho phụ nữ và trẻ em gái nông thôn trên địa bàn.

Thông qua các hoạt động này, công tác bình đẳng giới ở tỉnh đã có những chuyển biến rõ nét về nhận thức. Tuy nhiên, có một thực tế là tư tưởng định kiến giới tồn tại khá phổ biến trong nhân dân (và một bộ phận cán bộ, công chức) nên nhiều đơn vị chưa hiểu rõ yêu cầu triển khai công tác bình đẳng giới dẫn đến việc lồng ghép yếu tố giới vào công tác chuyên môn chưa được quan tâm đúng mức, chưa bố trí cán bộ và tạo điều kiện cho hoạt động bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng triển khai, thực hiện Luật Bình đẳng giới.

 

Là tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống nên các phong tục tập quán tốt đẹp chung của cộng đồng dân cư như: trong gia đình, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tương đối bình đẳng. Con cái phải có hiếu với cha mẹ, phải kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng và vâng lời cha mẹ. Cha mẹ phải chăm lo nuôi dạy con cái, truyền đạt kinh nghiệm sản xuất, các công việc trong gia đình; uốn nắn con cái về lời ăn, tiếng nói, cách ửng xử trong gia đình và với cộng đồng. Cha mẹ già ở với con cái cả, những người con thứ ra ở riêng được cha mẹ chia cho một số tài sản nhất định và phải có trách nhiệm với cha mẹ. Anh em ruột thịt sống có trách nhiệm với nhau và yêu thương nhau. Khi cha mẹ qua đời, người anh cả chịu trách nhiệm nuôi dưỡng, dựng vợ, gả chồng cho các em... được các gia đình tôn trọng và thực hiện tốt, góp phần duy trì tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa hàng năm trong toàn tỉnh ở con số trên 70%, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân trên 3%/năm.

 

Tuy nhiên có một thực tế khách quan là tư tưởng "trọng nam, khinh nữ" vẫn tồn tại trong nhiều gia đình (nhất là các địa bàn vùng sâu, đặc biệt khó khăn). Người chồng, người cha là chủ gia đình, có vai trò quan trọng nhiều mặt của cuộc sống: có quyền hành lớn, quyết định mọi việc từ làm ăn, cưới xin, tang ma đến công việc tín ngưỡng. Đồng thời, họ còn là người thay mặt gia đình quan hệ với họ hàng, làng xóm và các tổ chức xã hội, với chính quyền địa phương. Mọi tài sản trong nhà, kể cả ruộng nương, trâu bò, công cụ sản xuất đều do người đàn ông là người chủ nắm giữ.

 

Nhiều gia đình quan niệm "con gái là con người ta" nên có nhiều gia đình chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con gái mà chỉ ưu tiên đầu tư và khuyến khích con trai học tập, có nghề để nuôi sống gia đình. Quan niệm này khiến cho nhiều em gái phải chịu thiệt thòi, thiếu hiểu biết nên các em dễ trở thành nạn nhân của tục tảo hôn, bị dụ dỗ rơi vào các đường dây buôn bán phụ nữ, trẻ em... Ở vùng sâu, xa, tình trạng bất bình đẳng khi chia tài sản thừa kế (đất đai, ruộng, nương...) cho con trai và con gái vẫn còn xảy ra, cha mẹ thường dành phần nhiều hơn cho con trai, thậm chí có nhiều nơi con gái không được thừa kế tài sản của cha mẹ để lại (vì quan niệm con trai được thừa kế tài sản để có trách nhiệm thờ cúng ông bà, tổ tiên, con gái thì xuất giá theo chồng không phải thực hiện trách nhiệm này), gây nên bất bình đẳng giới phân biệt đối xử giữa con trai và con gái trong gia đình.

 

Để khắc phục tình trạng này, tỉnh đã kiến nghị các cơ quan chức năng ban hành hệ thống chỉ tiêu về lồng ghép giới trong hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ sở pháp lý để địa phương triển khai thực hiện. Hỗ trợ các chương trình, dự án lồng ghép giới đối với đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thúc đẩy bình đẳng giới. Cùng với đó, tỉnh dự kiến xây dựng mô hình thí điểm dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới tại một số xã như: Hang Kia, Pà Cò, (Mai Châu); Tân Pheo, Cao Sơn (Đà Bắc) là nơi đồng dân tộc Mông, Tày, Dao sinh sống và còn nhiều phong tục, tập quán hạn chế trong bình đẳng giới). Nhưng về lâu dài, việc thực hiện bình đẳng giới ở địa phương (nhất là các vùng đặc biệt khó khăn) rất cần sự chung tay, góp sức của hệ thống chính trị và cả cộng đồng mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

 

 

                                                              Lê Thanh Hà

                                                             (Sở Tư Pháp)

 

Các tin khác

Năm 2013, huyện Yên Thủy đăng cai tổ chức thành công giải vô địch bóng chuyền với sự tham gia của các huyện, thành phố trong tỉnh.
Không có hình ảnh
Lãnh đạo Sở VH, TT & DL trao bằng công nhận danh hiệu di tích lịch sử văn hoá Đình Cời cho đại diện xã Tân Vinh.
Không có hình ảnh

Gặp mặt kỷ niệm 54 năm ngày truyền thống ngành lâm nghiệp Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 27/11, Chi cục Lâm nghiệp tổ chức gặp mặt kỷ niệm 54 năm ngày truyền thống ngành Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1954-28/11/2013).

Quần thể núi Đầu Rồng - điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư

(HBĐT) - Năm 2012, quần thể di tích danh lam thắng cảnh núi Đầu Rồng (Cao Phong) được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia. Với địa thế gần trung tâm huyện cùng các điểm du lịch trên địa bàn, quần thể núi Đầu Rồng có vẻ đẹp tự nhiên của các hang động như Hoa Sơn thạch động, Nhãn Long sơn động, động Không Đáy... đã mang đến cho di tích nhiều tiềm năng về du lịch tâm linh, du lịch khám phá.

Lạc Thủy đưa hoạt động lễ hội đi vào nề nếp

(HBĐT) - Lạc Thủy là một trong những điểm nhấn du lịch của tỉnh với nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội hấp dẫn. Toàn huyện có 6 di tích cấp quốc gia; 6 di tích cấp tỉnh; 20 điểm đình, đền, miếu trong danh mục kiểm kê cần bảo vệ. Tại các đình, đền, chùa, người dân địa phương hàng năm tổ chức lễ hội vào đầu xuân. Trong đó, nổi bật và lớn nhất là lễ hội Chùa Tiên.

Tích cực tuyên truyền phòng chống TNXH thông qua các hoạt động VH - VN

(HBĐT) - Trong những năm qua, nhằm chăm lo đời sống tinh thần cho các CB-CNVC Trung tâm, công đoàn Trung tâm Chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao bổ ích không chỉ thu hút nhiều đoàn viên công đoàn mà còn góp phần mang lại cuộc sống lành mạnh cho các học viên đang điều trị tại Trung tâm.

Phối hợp tuyên truyền Tuần Văn hóa du lịch Lâm Đồng năm 2013

(HBĐT) - Hướng tới sự kiện Tuần Văn hóa du lịch Lâm Đồng năm 2013 được tổ chức từ ngày 27 đến 31/12/2013 tại thành phố Đà Lạt, vừa qua, các đoàn lãnh đạo, cán bộ, phóng viên một số báo Đảng tại miền Nam, miền Trung và miền Bắc đã tụ họp tại thành phố Đà Lạt để cùng Báo Lâm Đồng bàn và đi tìm hiểu thực tế nhằm phối hợp tuyền truyền sự kiện này. Tuần Văn hóa du lịch Lâm Đồng năm 2013 bao gồm 4 sự kiện quan trọng tầm quốc gia và quốc tế gồm: Festival Di sản Unesco Việt Nam - Asean; Công bố Năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên; Kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển; Festival Hoa Đà Lạt lần thứ V.

Lạc Sơn: Khơi dậy sức mạnh đoàn kết từ phong trào xây dựng đời sống văn hóa

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Bá Cương, Trưởng phòng Văn hóa và thông tin huyện Lạc Sơn cho biết: Với nhận thức xây dựng làng văn hóa, xóm phố văn hóa là xây dựng một cộng đồng dân cư văn hóa, có đời sống kinh tế và văn hóa tinh thần phát triển lành mạnh, phong phú, Lạc Sơn đã huy động sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục