Hàng ngàn người dân đến thăm quan chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thủy).

Hàng ngàn người dân đến thăm quan chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thủy).

(HBĐT) - Lạc Thủy là một trong những điểm nhấn du lịch của tỉnh với nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội hấp dẫn. Toàn huyện có 6 di tích cấp quốc gia; 6 di tích cấp tỉnh; 20 điểm đình, đền, miếu trong danh mục kiểm kê cần bảo vệ. Tại các đình, đền, chùa, người dân địa phương hàng năm tổ chức lễ hội vào đầu xuân. Trong đó, nổi bật và lớn nhất là lễ hội Chùa Tiên.

 

Lễ hội chính được tổ chức trong 3 ngày (4 – 6 âm lịch) và thường kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Lễ hội chính gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra trang nghiêm với phần hành lễ dâng hương - tuyên trạng. Phần hội là màn biểu diễn nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Hòa Bình và các trò chơi dân gian như kéo co, ném còn, đánh đu… Phật tử và du khách thập phương nô nức đến trẩy hội, dâng hương, vãn cảnh, cầu tài, cầu lộc, cầu mùa màng bội thu... Khu danh thắng này được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2011, gồm 16 điểm di tích (5 điểm thuộc loại hình di tích lịch sử văn hoá, 11 điểm thuộc loại hình thắng cảnh với những động tự nhiên tuyệt sắc như: Tam Toà, Linh Sơn, Suối Bạc, Mẫu Long…)    

 

Bắt đầu từ mùa lễ hội năm 2012, huyện Lạc Thuỷ đã thay đổi tổ chức bộ máy quản lý các di tích. Theo đó, thành lập BQL di tích của huyện trực tiếp quản lý các di tích thay cho từng địa phương quản lý như trước đây. BQL đã thành lập các tiểu ban nội dung; thu phí thắng cảnh; quản lý di tích và tiếp nhận công đức; ANTT, phòng, chống cháy rừng; y tế, vệ sinh môi trường. Các tiểu ban phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên với mục tiêu tổ chức lễ hội theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Huyện cũng tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng cơ sở khu danh thắng chùa Tiên, hoàn thành đầu tư đường giao thông 2 làn xe, có điện chiếu sáng. Khu di tích đồn điền Chi Nê triển khai đầu tư giai đoạn 2 với số vốn hàng trăm tỷ đồng. Mùa lễ hội năm 2013, bằng nhiều nguồn vốn, huyện đã huy động được 11 tỉ đồng cho việc tu sửa các hạng mục của chùa Tiên; bổ sung thêm 31 pho tượng mới, trị giá hàng chục tỉ đồng. Công ty Hương Bình cũng đã xin được cấp phép đầu tư xây dựng khu cáp treo nối từ chùa Hương (Hà Nội) sang chùa Tiên. 

 

Theo đánh giá của ông Đinh Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ, Trưởng BTC lễ hội, bước đầu công tác quản lý đã dần đi vào nề nếp. Công tác đảm bảo ANTT, vệ sinh môi trường, VSATTP có nhiều chuyển biến tốt. Công tác dẫn đoàn, phục vụ, hướng dẫn khách thăm quan bài bản, chặt chẽ hơn. Do đó đã hạn chế tối đa được tình trạng ăn xin, cờ bạc trá hình…, tạo thiện cảm cho du khách đến thăm quan. Năm 2013, ước tính có khoảng 500.000 lượt khách đến thăm quan, vãn cảnh, đem lại nguồn thu trên 50 tỉ đồng, tạo việc làm cho trên 1.000 lao động trong suốt mùa lễ hội. Trong thời gian tới, BTC lễ hội huyện sẽ phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm kê, tuyên truyền vận động nhân dân địa phương và khách tham quan bảo vệ giữ gìn, thực hiện nghiêm các nội quy, quy định của BQL di tích. Tuyên truyền tới mọi người dân thực hiện Luật Di sản văn hóa, Pháp lệnh Tôn giáo, tín ngưỡng, bài trừ mê tín dị đoan. Kiên quyết chống hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng gây mất trật tự trong khu di tích. Nghiêm cấm việc xây dựng, cơi nới, tu bổ, sửa chữa, khai phá động, xây bệ thờ, đặt bát hương, tượng thờ khi chưa được phép của các cấp có thẩm quyền. Từng bước nâng cấp, xây mới, tu bổ các công trình phục vụ du khách nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên hiện trạng di tích. Đối với di tích Nhà máy in tiền, huyện sẽ phối hợp làm hồ sơ đề nghị tổ chức Kỷ Lục Việt Nam xác lập kỷ lục GUINESS. Đưa các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa để phục vụ nhu cầu tham quan, mua sắm của du khách.

 

 

                                                                                   Cẩm Lệ

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cán bộ phóng viên các cơ quan báo chí tìm hiểu thực tế tại Thung lũng tình yêu (thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng).
Cùng với bài trừ các hủ tục lạc hậu, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Mường ở huyện Lạc Sơn tiếp tục được giữ gìn và phát huy (ảnh: Người dân thị trấn Vụ Bản thực hiện lễ xuống đồng trong lễ hội đền Nghĩa).
Không có hình ảnh

Nỗi niềm “Quà tặng”

(HBĐT) - Là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn, mới đây giáo viên và học sinh cả ba trường mầm non, tiểu học, THCS xã Đ. rất phấn khởi khi nhận được thông báo của Phòng GD-ĐT huyện chuẩn bị đón đoàn từ thiện tặng quà cho các trường và học sinh nghèo vượt khó.

Huyện Yên Thủy: Đa dạng hoạt động văn hóa - văn nghệ

(HBĐT) - Theo thống kê của phòng VH-TT, huyện Yên Thủy hiện có 158 đội văn nghệ xóm, KDC (100% xóm, tổ dân phố thành lập được đội văn nghệ) từ đầu năm đến nay, hoạt động VH-VN đã phục vụ trên 20.000 lượt người xem. Tại mỗi hội diễn, bên cạnh những tác phẩm nổi tiếng, người xem sẽ được thưởng thức các ca khúc, tiểu phẩm, hoạt cảnh dân ca, biểu diễn nhạc cụ dân tộc... do quần chúng sáng tác và biểu diễn.

Giang Mỗ lưu giữ nét duyên bản Mường

(HBĐT) - Cách trung tâm TP Hòa Bình 12 km, bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) nằm dưới chân núi Mỗ với hơn 100 nóc nhà sàn của người Mường còn giữ nguyên bản từ hình dáng nhà cửa đến nếp sinh họat, ăn ở. Đến đây, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành, cảm nhận được lối kiến trúc nhà cổ, cách ứng xử mang đậm nét văn hóa và phong tục tập quán đặc sắc của người Mường…

Trao giải các nội dung văn hoá nghệ thuật tại Ngày hội

(HBĐT) - Ngày 18/11, BTC Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc đã trao giải các nội dung văn hoá nghệ thuật Trại Văn hóa và Trình diễn nghi thức sinh hoạt Văn hóa, Thi Thuyết minh viên Du Lịch, Trình diễn Trang phục dân tộc, Liên hoan Nghệ thuật quần chúng tại Ngày hội. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII năm 2013 đã tới dự.

Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Hòa Bình hội nhập, hướng tới tương lai

(HBĐT) - Hòa Bình có vị trí địa lý quan trọng, là vùng đệm trung gian giữa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ với vùng núi cao miền Tây Bắc, giáp ranh với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Hà Nam và Thanh Hóa. Hòa Bình có diện tích 459.635 km2, 10 huyện và 1 thành phố với 210 xã, phường, thị trấn. Tỉnh có 6 dân tộc chính sinh sống là Mường, Kinh, Tày, Thái, Dao, Mông (trong đó, dân tộc Mường chiếm 63% dân số) tạo nên nền văn hoá đặc sắc. Tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thể thao và du lịch. Trong những năm qua, hoạt động VH-TT&DL của tỉnh đã được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đã đạt được nhiều thành tích nổi bật.

Huyện Mai Châu giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái

(HBĐT) - Huyện Mai Châu có 7 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 57,3%. Quán triệt sâu sắc NQT.Ư 5 (khoá VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, các cấp, ngành, nhân dân trong huyện đã quan tâm giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc mang đậm bản sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục