Các đại biểu cùng nhau ôn lại truyền thống ngành lâm nghiệp.
(HBĐT) - Ngày 27/11, Chi cục Lâm nghiệp tổ chức gặp mặt kỷ niệm 54 năm ngày truyền thống ngành Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1954-28/11/2013).
Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã cũng nhau ôn lại truyền thống xây dựng và phát triển ngành lâm nghiệp của tỉnh. Qua các thời kỳ, ngành lâm nghiệp luôn giữ một vai trò quan trọng. Đến nay toàn tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp là 332.813,1 ha, chiếm 72,2% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó rừng đặc dụng 41.987,8 ha, rừng phòng hộ 134,997,9 ha, rừng sản xuất 155.827,4 ha. Những năm qua, Nhà nước đã đầu tư nhiều chương trình dự án phủ xanh đất trống, đồi núi trọc như dự án 327, dự án 3352, dự án 661…góp phần nâng độ che phủ rừng của tỉnh từ 38% năm 1999 lên 46% năm 2010. Từ năm 2012 chuyển tiếp sang dự án bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 tiếp tục nâng độ che phủ rừng lên 49,3%. Hàng năm, các chương trình dự án đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động góp phần xoá đói giảm nghèo ổn định cuộc sống. Bình quân mỗi năm toàn tỉnh trồng mới được gần 8.000 ha rừng, trong đó các chủ rừng trồng bằng vốn tự có chiếm khoảng 75%. Sản lượng gỗ rừng trồng sản xuất khai thác bình quân trên 200.000 m3/năm và giá trị thu từ trồng rừng trên 230 tỉ đồng/năm góp phần tăng trữ lượng cung cấp gỗ làm nguyên liệu giấy, gỗ xây dựng thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển…
Ngành lâm nghiệp đã đưa ra một số giải phát phát triển trong thời gian tới như: thực hiện việc rà soát giao rừng, đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận QSD rừng và đất lâm nghiệp mới cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn và doanh nghiệp; khuyến khích trồng rừng nguyên liệu tập trung bằng hình thức các hộ gia đình và cá nhân cho thuê đất hoặc góp cổ phần bằng quyền sử dụng đất rừng và lâm nghiệp; khuyến khích đầu tư trồng và kinh doanh cây gỗ lớn mọc nhanh…
Đinh Thắng
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Bá Cương, Trưởng phòng Văn hóa và thông tin huyện Lạc Sơn cho biết: Với nhận thức xây dựng làng văn hóa, xóm phố văn hóa là xây dựng một cộng đồng dân cư văn hóa, có đời sống kinh tế và văn hóa tinh thần phát triển lành mạnh, phong phú, Lạc Sơn đã huy động sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của nhân dân.
(HBĐT) - Năm 2013, với việc khai thác nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hóa, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội, số lượt du khách đến thăm quan, vãn cảnh tại huyện Lạc Thủy ước đạt gần 500.000 lượt, doanh thu ước đạt trên 50 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 lao động địa phương.
(HBĐT) - Là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn, mới đây giáo viên và học sinh cả ba trường mầm non, tiểu học, THCS xã Đ. rất phấn khởi khi nhận được thông báo của Phòng GD-ĐT huyện chuẩn bị đón đoàn từ thiện tặng quà cho các trường và học sinh nghèo vượt khó.
(HBĐT) - Theo thống kê của phòng VH-TT, huyện Yên Thủy hiện có 158 đội văn nghệ xóm, KDC (100% xóm, tổ dân phố thành lập được đội văn nghệ) từ đầu năm đến nay, hoạt động VH-VN đã phục vụ trên 20.000 lượt người xem. Tại mỗi hội diễn, bên cạnh những tác phẩm nổi tiếng, người xem sẽ được thưởng thức các ca khúc, tiểu phẩm, hoạt cảnh dân ca, biểu diễn nhạc cụ dân tộc... do quần chúng sáng tác và biểu diễn.
(HBĐT) - Cách trung tâm TP Hòa Bình 12 km, bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) nằm dưới chân núi Mỗ với hơn 100 nóc nhà sàn của người Mường còn giữ nguyên bản từ hình dáng nhà cửa đến nếp sinh họat, ăn ở. Đến đây, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành, cảm nhận được lối kiến trúc nhà cổ, cách ứng xử mang đậm nét văn hóa và phong tục tập quán đặc sắc của người Mường…
(HBĐT) - Ngày 18/11, BTC Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc đã trao giải các nội dung văn hoá nghệ thuật Trại Văn hóa và Trình diễn nghi thức sinh hoạt Văn hóa, Thi Thuyết minh viên Du Lịch, Trình diễn Trang phục dân tộc, Liên hoan Nghệ thuật quần chúng tại Ngày hội. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII năm 2013 đã tới dự.