Cùng với bài trừ các hủ tục lạc hậu, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Mường ở huyện Lạc Sơn tiếp tục được giữ gìn và phát huy (ảnh: Người dân thị trấn Vụ Bản thực hiện lễ xuống đồng trong lễ hội đền Nghĩa).
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Bá Cương, Trưởng phòng Văn hóa và thông tin huyện Lạc Sơn cho biết: Với nhận thức xây dựng làng văn hóa, xóm phố văn hóa là xây dựng một cộng đồng dân cư văn hóa, có đời sống kinh tế và văn hóa tinh thần phát triển lành mạnh, phong phú, Lạc Sơn đã huy động sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của nhân dân.
Trong đó, các cấp ủy, chính quyền, các ngành đoàn thể đã tích cực phát huy vai trò tuyên truyền, động viên các đoàn viên, hội viên nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước như Hội Nông dân huyện tích cực vận động các hội gia đình hội viên thực hiện tốt phong trào 6 không gồm “Không đông con, không đói nghèo, không mù chữ, không bệnh tật, không mê tín, không vi phạm pháp luật”. Đồng thời tập trung tuyên truyền, vận động hội viên phấn đấu xây dựng gia đình nông dân văn hóa, đặc biệt là các vấn đề liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn như vận động hội viên, nông dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Hội phụ nữ vận động hội viên thực hiện mô hình 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, tham gia xóa đói, giảm nghèo, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình văn hóa tiên tiến, gương mẫu; Hội CCB tích cực vận động hội viên nâng cao phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ, giúp các hội viên nhèo trong việc phát triển kinh tế, tham gia chính quyền, đoàn thể, góp phần giữ gìn đoàn kết tình làng nghĩa xóm, đảm bảo ANTT tại các KDC. Chính từ sự vào cuộc tích cực đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được triển khai sâu rộng cho các tầng lớp nhân dân bằng các hình thức phong phú, đa dạng. Qua đó, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được gắn liền với các tiêu chí, tiêu chuẩn thông qua các quy ước, hương ước ở cơ sở được nhân dân tự nguyện thực hiện.
Đồng chí Nguyễn Bá Cương cho biết thêm: Có thể nói, phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa đã thực sự trở thành động lực phát triển KTXH, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, góp phần giữ vững ANCT - TTATXH trên địa bàn. Đời sống vật chất từng bước được đảm bảo, đời sống tinh thần theo đó cũng được nâng lên. Từ phong trào đã góp phần tạo ra những chuẩn mực văn hóa, nếp sống văn hóa thấm dần vào từng người dân, từng gia đình, từng khu dân cư. Qua đó, tích cực xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, phát huy tốt truyền thống đoàn kết của quê hương. Giữ vững ANCT - TTATXH từng bước bài trừ, loại bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và TNXH. Cùng với đó, phong trào văn háo, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển rộng khắp. Tính đến nay, toàn huyện đã xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả 292 tổ, đội văn nghệ quần chúng, hàng trăm đội thể thao... đã tạo nên sự phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Đồng thời khơi dậy lòng tự hào, tôn vinh bản sắc văn hóa, bảo tồn và phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
Với sự quan tâm của các cấp các ngành, sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân, trong những năm qua phong trào xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư ở Lạc Sơn ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần tạo ra diện mạo nông thôn mới nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Theo đó, hàng năm bình quân có trên 70% số xóm, phố trong toàn huyện được tôn vinh là xóm, phố văn hóa. Năm 2012, toàn huyện đã có 289 xóm phố được tôn vinh là xóm, phố văn hóa, chiếm 76,05%. Năm 2013, Lạc Sơn dự kiến sẽ tiếp tục duy trì 76% xóm, phố văn hóa
Từ phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở các xã, thị trấn ở Lạc Sơn, trong 5 năm qua đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiêu biểu như xóm Lâu, xã Tân Lập; xóm Vó Trên, xã Nhân Nghĩa, xóm Trang, xã Thượng Cốc, xóm Cháy, xã Liên Vũ, xóm Khao, xã Tân Mỹ, xóm Mòn, xã Tự Do, phố Re, xã Ân Nghĩa, phố Lâm Hóa 1, xã Vũ Lâm, phố Dân Chủ, thị trấn Vụ Bản...
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Ngày 18/11, BTC Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc đã trao giải các nội dung văn hoá nghệ thuật Trại Văn hóa và Trình diễn nghi thức sinh hoạt Văn hóa, Thi Thuyết minh viên Du Lịch, Trình diễn Trang phục dân tộc, Liên hoan Nghệ thuật quần chúng tại Ngày hội. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII năm 2013 đã tới dự.
(HBĐT) - Hòa Bình có vị trí địa lý quan trọng, là vùng đệm trung gian giữa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ với vùng núi cao miền Tây Bắc, giáp ranh với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Hà Nam và Thanh Hóa. Hòa Bình có diện tích 459.635 km2, 10 huyện và 1 thành phố với 210 xã, phường, thị trấn. Tỉnh có 6 dân tộc chính sinh sống là Mường, Kinh, Tày, Thái, Dao, Mông (trong đó, dân tộc Mường chiếm 63% dân số) tạo nên nền văn hoá đặc sắc. Tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thể thao và du lịch. Trong những năm qua, hoạt động VH-TT&DL của tỉnh đã được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đã đạt được nhiều thành tích nổi bật.
(HBĐT) - Huyện Mai Châu có 7 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 57,3%. Quán triệt sâu sắc NQT.Ư 5 (khoá VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, các cấp, ngành, nhân dân trong huyện đã quan tâm giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc mang đậm bản sắc.
(HBĐT) - Trong khuôn khổ Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch vùng Tây Bắc lần thứ XII – năm 2013, tối 17/11, tại Cung văn hóa tỉnh Hòa Bình đã diễn ra khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng. Tới dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC Ngày hội; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và Sở VH-TT&DL 6 tỉnh vùng Tây Bắc.
(HBĐT) - Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới có 203 km đường biên giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); nằm ở khu vực “đệm” giữa khu Việt Bắc và Tây Bắc. Lào Cai vừa có dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ, có đỉnh Phăng - Xi - Păng cao 3.143 mét, lại vừa có các thung lũng lớn, có cánh đồng Mường Than một trong 4 cánh đồng lớn nhất vùng Tây Bắc (nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc).
(HBĐT) - Nằm ở cửa ngõ miền Tây Bắc của Tổ quốc, Yên Bái là tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên 6.800 km2 với gần 80 vạn người, được chia ra làm 9 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 30 dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc mang một bản sắc văn hóa độc đáo như hòa quyện với nhau tạo thành sắc thái văn hóa mang nét đặc trưng của Yên Bái. Yên Bái có 2 dòng sông lớn chảy qua là sông Hồng (còn gọi là sông Thao) bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy về xuôi tạo nên một vùng đất trù phú: cánh đồng Mường Lò với “gạo trắng, nước trong”. Một vùng chè cổ thụ Suối Giàng với nhiều bản sắc văn hoá người Mông gắn bó cùng phát triển theo dòng lịch sử làm nên làng nghề nông nghiệp truyền thống có giá trị lịch sử và văn hóa, sông Chảy là vùng văn hóa Thu Vật, Lục Yên với cánh đồng Mường Lai rộng lớn, nơi vô vàn dấu tích văn hóa vật thể và phi vật thể phản ánh gắn với nguồn gốc người Tày cổ.