Tiết mục ca múa trong đêm nghệ thuật đón giao thừa chào xuân Giáp Ngọ 2014.

Tiết mục ca múa trong đêm nghệ thuật đón giao thừa chào xuân Giáp Ngọ 2014.

(HBĐT) - Tối 30/1/2014 (30 Tết), tại quảng trường Cung văn hoá tỉnh, Sở VH-TT&DL phối hợp với Công an tỉnh tổ chức đêm biểu diễn nghệ thuật đón giao thừa chào xuân Giáp Ngọ 2014. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.

 

Chương trình nghệ thuật diễn ra trong không khí vui tươi, rộn ràng với sự tham gia biểu diễn của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, diễn viên, sinh viên, học sinh đến từ Trung tâm Văn hoá tỉnh, Công an tỉnh, trường CĐ Văn hoá nghệ thuật Tây Bắc… 16 tiết mục ca múa nhạc, tấu sáo ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đổi mới, các bài hát về mùa xuân, Tết đã thu hút và nhận được sự cổ vũ của hàng ngàn khán giả TP. Hoà Bình.

 

       

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Thiếu tướng Bùi Đức Sòn, Giám đốc Công an tỉnh tặng hoa cho các đoàn nghệ thuật.

 

Đây là hoạt động nhằm cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua học tập, lao động, sản xuất, cùng đoàn kết xây dựng quê hương Hòa Bình ngày càng giàu đẹp. Đồng thời, tạo không khí vui tươi, sân chơi lành mạnh đón chào năm mới Giáp Ngọ 2014.

 

 

 

                                                                            Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác

Đón năm mới theo quy định thường chỉ có nhà lang hoặc những nhà có dòng dõi nhà lang  mới mời “thầy trlượng” (thầy cúng) làm lễ.
Người Dao còn giữ gìn nguyên vẹn nghi lễ cấp sắc cho đàn ông trưởng thành với 10 lời thề về chuẩn mực đạo đức của một con người. Ảnh: Nghi lễ cấp sắc tại một gia đình người Dao, xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc).
Hai cây mía tím được đặt trang trọng hai bên bàn thờ, tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo của con cháu mong muốn được đón tổ tiên về dương gian ăn Tết.
Festival hoa Đà Lạt lần thứ 5.

Những sắc màu lễ hội

(HBĐT) - Mỗi dịp đầu xuân, trên địa bàn tỉnh có khoảng 40 lễ hội được tổ chức, trong đó có 2 lễ hội quy mô cấp huyện, 17 lễ hội cấp xã và 21 lễ hội do các làng, bản tổ chức. Bên cạnh việc lễ hội tỉnh ta ngày càng được tổ chức quy mô, rầm rộ, màu sắc, phía sau sự hoành tráng vẫn còn đó những mảng màu tối đáng quan tâm.

Vui Tết cơm mới với người Tày Đà Bắc

(HBĐT) - Trong cái se lạnh của những ngày giáp Tết, người Tày ở huyện Đà Bắc lại tất bật chuẩn bị lễ vật cúng, đan mâm, làm đũa hoa cho mâm cỗ mừng Tết cơm mới. Đây là lễ cúng truyền thống quan trọng nhất đối với mỗi gia đình của đồng bào dân tộc Tày với ý nghĩa tổng kết một năm sản xuất, dâng thành quả lao động cúng đất trời, cầu mưa thuận gió hoà và bày tỏ sự tôn kính lên ông bà, tổ tiên đã khuất.

Như chim én giữa trời xuân

(HBĐT) - Cô gái có cái tên rất đẹp: Hồng Nga cùng tôi đứng rất lâu ngắm nhìn thành phố Hoà Bình lung linh trong ánh điện. Chiếc khăn trong tay Nga đã ướt vì những giọt nước mắt xúc động, song mùi nước hoa sang trọng xứ trời âu vẫn phảng phất đâu đây. Giọng Hồng Nga như quánh lại:

Tết trong Mường

(HBĐT) - Năm hết, Tết đến - đó là điệp khúc bao đời nay của dân tộc ta, mỗi người dân đều phải lo - nghĩ tới, nhất là người có tuổi, chủ gia đình, chủ cơ quan, doanh nghiệp... Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo ngày nghỉ tết Giáp Ngọ cho cả nước trong phiên họp Chính phủ vừa qua đó sao!

Lễ hội đu Vôi

(HBĐT) - Hội đu Vôi ở xã Liên Vũ (Lạc Sơn) là lễ hội cầu mùa của người dân trong xã cầu mong thần linh phù hộ cho một năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi và cho nam, nữ trong Mường, ngoài xứ có dịp gặp nhau tìm hiểu giao duyên.

Ký kết chương trình phối hợp tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao trong CNVCLĐ

(HBĐT) - Ngày 27/1, LĐLĐ tỉnh, Sở VH – TT&DL tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao CNVCLĐ, giai đoạn 2014 – 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục