Đông đảo Phật tử, du khách đi lễ đền Bờ đầu xuân 2014.

Đông đảo Phật tử, du khách đi lễ đền Bờ đầu xuân 2014.

(HBĐT) - Đền Bờ thuộc 2 xã Thung Nai (Cao Phong) và Vầy Nưa (Đà Bắc) đã chính thức mở lễ từ chiều ngày 31/1 (mùng 1 Tết) và thường kéo dài hết tháng 3 âm lịch. Phần hành lễ đã được tiến hành trang nghiêm tại 2 đền.

 

Đền Bờ là điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng của tỉnh. Sự tích Đền Bờ hay còn gọi là sự tích bà Chúa Thác gắn liền với với cuộc chinh phạt đánh giặc của vua Lê Lợi vào mùa xuân năm 1431. Mỗi ngày, đền Bờ đón hàng ngàn khách thập phương đến lễ Phật, lễ Chúa cầu may, cầu bình an. Tính từ ngày mở lễ đến ngày 5/1 đã có trên 1 vạn người đến chiêm bái đền Bờ.

 

Theo ghi nhận của cán bộ Sở VH-TT&DL, mùa lễ hội năm 2014, công tác đảm bảo ATGT đường thủy, ANTT tại khu vực đền được đảm bảo. Hầu như không thấy có tình trạng nhét tiền có mệnh giá nhỏ vào tay Phật, bàn bàn thờ Phật hay đốt hóa cùng tiền âm phủ. Mức giá thuyền cũng không cao hơn mùa lễ hội năm 2013.

 

 

* Ngày 5/2 (mùng 6 Tết), xã Xuân Phong (Cao Phong) đã tổ chức lễ hội xuống Đồng.

 

Lễ hội được tổ chức trang trọng theo 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ tiến hành bằng nghi lễ rước Phật từ nhà ông Khãi ra chùa Rú, thuộc xóm Rú 6. Đi đầu đám rước là ông Mo, tiếp đó là các nam thanh nữ tú chưa vợ, chưa chồng và dàn cồng chiêng, cò ke, ống sáo và đông đảo nhân dân trong xã. Phần hội diễn ra sôi nổi với các trò chơi dân gian, đậm bản sắc văn hóa: bắn nỏ, kéo co, ném còn, đánh đu, bóng chuyền và phần giao lưu văn nghệ, hát thường rang, bọ mẹng, hát đối, trình tấu cồng chiêng. Xuân Phong là xã hiện còn lưu giữ nhiều cồng chiêng nhất trong huyện với khoảng 400 chiếc.

 

Lễ hội đã thu hút khoảng 2.500 người dân trong và ngoài xã tham dự. Đây là lễ hội được xã tổ chức thường xuyên hàng năm nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 

 

* Ngày 2/2 (mùng 3 Tết), phường Thịnh Lang, TP. Hòa Bình đã tổ chức hội xuân 2014. Hàng ngàn người dân đã đến sân vận động phường để tham gia các trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa Mường: bắn nỏ, kéo co, ném còn và thi đấu bóng chuyền, bóng đá. Ngoài ra, các tổ dân phố đã tổ chức văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân với các tiết mục cơ ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đổi mới, bài hát về mùa xuân.

 

 

                                                                       Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác

Các hoạt động thể dục – thể thao tại lễ hội Đình Xàm năm 2014.
Không có hình ảnh
Hàng chục ngàn người dân tham dự lễ hội Chùa Tiên 2014.
Không có hình ảnh

Phong tục đón Tết của người Mường Hòa Bình

(HBĐT) - Người Mường ăn Tết cổ truyền kéo dài 7 (thực chất là 8) ngày, bắt đầu từ ngày 30 tháng chạp của năm cũ đến hết ngày mồng 7 tháng giêng của năm mới. Người Mường gọi là: Thết Năm mởi - dịch sang tiếng phổ thông là: Tết Năm mới, người Kinh gọi là Tết Nguyên đán. Đây là những ngày giao thời giữa năm cũ và năm mới, cũng là những ngày con người được nghỉ ngơi để quan tâm, chăm sóc phần mộ tổ tiên, đi thăm chúc Tết người bề trên, người có công giúp mình trong năm cũ. Mỗi một mùa Tết đến đều thiêng liêng là những dấu ấn không thể phai nhòa của mỗi cuộc đời một con người.

Cảm nhận Philippin

(HBĐT) - Philippin là quốc gia được hình thành bởi hàng ngàn hòn đảo trên Biển Đông và là thành viên của cộng đồng khối ASEAN anh em. ở Việt Nam, nhắc đến Philippin là nói đến núi lửa, động đất, bão và cả căng thẳng về xung đột, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nữa. Nhưng khi được đến với đất nước này, chắc rằng suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi và thay vào đó là những trải nghiệm và cảm nhận thú vị.

Đầu năm về với Túy Cổ Thượng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình thật hiếm có vùng đất nào thơ mộng, hào phóng và sơn - thủy hữu tình như vùng đất ấy, nơi mà tiếng gà gáy sáng đánh thức người 3 tỉnh. Vùng đất ấy còn chất chứa những tàn tích và những câu chuyện ly kỳ về cuộc chiến giữa con người và thiên nhiên: Sơn tinh - Thủy tinh, về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống giặc phong kiến phương bắc và hai cuộc kháng chiến chống thực dân ngoại xâm của dân tộc ta. Một vùng đất thuộc tỉnh miền núi Hòa Bình mà sao cứ hao hao như một vùng quê nào đó của vùng châu thổ sông Hồng! Vùng đất ấy là xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Tết Mông - Đến với lòng mến khách

(HBĐT) - Không hẹn, không điện thoại trước, đúng trên tinh thần “phượt”, vượt gần 80 km đường đèo dốc quanh co, chúng tôi đến bản Hang Kia II, xã Hang Kia, huyện vùng cao Mai Châu vào ngày đầu tiên của năm mới tính theo lịch Mông. Lúc này, sương giá đã bắt đầu tan loãng, ánh mặt trời chan hoà thổi hơi ấm xuống thung lũng rực rỡ hoa đào, hoa mận.

Men say Chiềng Hạ

(HBĐT) - Đã từng nghe đến cái tên Vì Thị Tồn gắn với thương hiệu rượu Mai Hạ (Mai Châu) từ hơn 10 năm trước nhưng khi chưa gặp gỡ, chuyện trò, hình ảnh của chị trong tôi hoàn toàn khác lạ. Một người phụ nữ Thái với gương mặt, tính cách mạnh mẽ, làn môi quết trầu đỏ thắm và có thể ngất ngư bên chén rượu nồng mời khách bất cứ lúc nào. Nhưng gặp chị rồi tôi lại cảm nhận điều ngược lại: Dịu dàng, chân chất, ngay cả giọng nói, bước đi cũng nhẹ nhàng như một thiếu nữ và lại không biết uống rượu (chị bảo vậy). Điều này đã khiến tôi ngạc nhiên, tò mò hơn nữa bởi chị là chủ của một cơ sở sản xuất rượu gia truyền không chỉ có tiếng ở trong tỉnh mà hương vị đã bay xa đến cả Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...

Tìm về giá trị văn hóa đình Cời

(HBĐT) - Trong tiềm thức của mỗi người dân, đình Cời có từ rất lâu đời và là điểm đến tâm linh để nhân dân thể hiện sự tôn kính, ghi nhớ những người có công lập bản, lập Mường, bảo vệ khỏi thiên tai, địch họa và hướng dẫn con người lao động sản xuất. Giá trị lịch sử văn hoá của đình Cời được biết đến chính xác nhờ vào các bản sắc phong cổ và trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục