Chị Vì Thị Tồn chuẩn bị nguyên liệu phục vụ cho việc chưng cất rượu.
(HBĐT) - Đã từng nghe đến cái tên Vì Thị Tồn gắn với thương hiệu rượu Mai Hạ (Mai Châu) từ hơn 10 năm trước nhưng khi chưa gặp gỡ, chuyện trò, hình ảnh của chị trong tôi hoàn toàn khác lạ. Một người phụ nữ Thái với gương mặt, tính cách mạnh mẽ, làn môi quết trầu đỏ thắm và có thể ngất ngư bên chén rượu nồng mời khách bất cứ lúc nào. Nhưng gặp chị rồi tôi lại cảm nhận điều ngược lại: Dịu dàng, chân chất, ngay cả giọng nói, bước đi cũng nhẹ nhàng như một thiếu nữ và lại không biết uống rượu (chị bảo vậy). Điều này đã khiến tôi ngạc nhiên, tò mò hơn nữa bởi chị là chủ của một cơ sở sản xuất rượu gia truyền không chỉ có tiếng ở trong tỉnh mà hương vị đã bay xa đến cả Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...
Để tôi đỡ ngạc nhiên, chị giải thích: Mình đã làm rượu từ khi còn là một cô bé, cứ nhìn bố mẹ làm thì học. Làm mãi thành quen, khi mọi người uống khen ngon thì biết mình đã lành nghề. Ban đầu mình làm rượu để cho những người đàn ông trong gia đình dùng, sau này có người đến mua thì bán, đến năm 1997 mở rộng sản xuất rượu để làm hàng hóa. Nói là làm hàng hóa vì lượng rượu được chưng cất để bán nhiều hơn còn quy trình làm rượu và chất lượng rượu vẫn vậy (chưng cất thủ công). Không biết uống rượu nên không thể nếm rượu bằng vị giác mà nhìn vào nguyên liệu do chính tay mình làm, biết lấy bao nhiêu nước cất thì rượu vừa ngon, thỉnh thoảng mới cần dùng dụng cụ đo độ. Vì thế mẻ rượu nào cũng ngon, những giọt rượu thơm nồng, đắng đót mà ai đã một lần được uống thì khó lòng quên được. Có vị đặc biệt như vậy là bởi rượu được làm bằng men lá. Cầm những viên men trắng ngà, có hình tựa chiếc bánh dày, chị Tồn giới thiệu: Men này được được làm từ thảo dược gồm gừng, riềng gió, lá trầu, lá ổi, lá nhạnh, lá hồng bì, lá bưởi, cú đin rửa sạch, phơi khô, giã nhỏ rây thành bột rồi đem trộn với bột gạo, thóc và bột sắn xay mịn, quật dẻo, nặn thành bánh, ủ cho lên men, có sợi mốc trắng đem phơi, sau đó sấy lại cho khô để bảo quản. Tỷ lệ các loại lá, củ, quả làm men sẽ quyết định hương vị, độ thơm, ngon của rượu. Đây cũng là bí quyết riêng được các thế hệ ông, bà trong mỗi gia đình truyền lại cho con cháu. Nguyên liệu cơ bản để làm rượu là sắn - sắn củ sấy khô trên gác bếp. Sắn sấy càng khô, để càng lâu, khi chưng cất rượu càng trong, thơm và không có vị đắng. Sắn khô trộn với vỏ trấu đồ chín tãi ra nia cho nguội bớt, sau đó trộn đều với men lá đem ủ. Cái rượu được ủ càng lâu, càng ngấu, càng được rượu và hương vị cũng thơm hơn. Thông thường thời gian ủ rượu khoảng 15-20 ngày (tùy theo thời tiết) đem ra chưng cất. Được tạo thành từ lá cây của đại ngàn, sắn, ngô của đất, qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Thái, rượu Mai Hạ có màu sắc trong veo, hương vị thơm nồng, uống không bị đau đầu vì không có hóa chất. Nghe đã thấy rích rắc, dài dòng, làm lại phức tạp hơn. Để nấu được nồi rượu những người phụ nữ phải hôm sớm tảo tần, dốc lòng, dốc sức và cả tâm tư, tình cảm vào trong đó. Ở xã Mai Hạ hầu như nhà nào cũng biết làm rượu, nhưng rượu của làng Chiềng Hạ vẫn được khen là ngon nhất và cho đến bây giờ cũng chỉ có làng Chiềng Hạ duy trì nghề làm rượu men lá để kinh doanh - Chị Tồn bộc bạch. Cũng được biết ở Chiềng Hạ có cơ sở sản xuất rượu của chị Tồn lớn nhất. Khi chúng tôi “đột nhập” xưởng rượu, thấy chị đang trộn cái rượu. ở khu bếp, một cô cháu gái trông chừng 4 nồi rượu đang chưng cất bốc mùi thơm ngào ngạt. Chị tiết lộ: Mình chưng cất rượu thủ công nên không kham được nhiều, mỗi tháng chỉ sản xuất được khoảng 400 lít. Số lượng này bán ra thị trường cũng vừa đủ. Nhưng sắp Tết phải tăng tốc, sản xuất nhiều hơn vì người dân trong vùng không chỉ mua để dùng mà còn dùng làm quà Tết.
Tiếp khách trong lúc đang bận rộn nhưng chị Tồn không quên mời mọi người thưởng thức hương vị của núi rừng, những giọt rượu mới ra lò bốc mùi thơm ngào ngạt. Nhâm nhi chén rượu thơm nồng mang tên đất, tên Mường Mai Hạ giữa trời đông, giá rét nhưng cảm giác chuếnh choáng say trong đêm miền rừng vời vợi trăng và gió khiến lòng người trở nên ấm áp. Tôi hiểu, đó là trải nghiệm thú vị khiến không ít thực khách phương xa tìm đến và quay lại du lịch Mai Châu. Trong nỗi nhớ về điệu xòe Thái thướt tha, tiếng trống hội rộn ràng và điệu khèn Mông xao xuyến, có hương vị rượu Mai Hạ - một dấu ấn khó phai mờ.
Thúy Hằng
(HBĐT) - “Xóm Đồng Chụa có 170 hộ với 803 khẩu, trong đó, 97% là đồng bào người dân tộc Dao. Năm 2013 vừa qua, toàn xóm có 87% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, thu nhập bình quân trong xóm đã đạt mức 22 triệu đồng/người/năm. Xóm không có người nghiện hút, không có tệ nạn xã hội. 8 năm liền Đồng Chụa đạt làng văn hóa tiên tiến cấp thành phố và đang phấn đấu đạt làng văn hóa cấp tỉnh trong năm 2014”. Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Bàn Sinh Lương, Trưởng xóm Đồng Chụa, xã Thống Nhất (thành phố Hòa Bình) phấn khởi cho biết.
(HBĐT) - Năm nay, gia đình ông Nguyễn Công Đàm, xóm Tân Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc) tiếp tục có một cái Tết cổ truyền no ấm. Để đón tổ tiên về trần gian ăn Tết cùng con cháu, ông Đàm chọn hai cây mía tím đẹp nhất, khoẻ nhất trong vườn nhà, kính cẩn dựng ở hai bên bàn thờ tổ tiên. Phong tục này đã được gia đình ông cũng như nhiều hộ gia đình trong xã Đông Lai gìn giữ từ đời này đến đời khác.
(HBĐT) - Chúng tôi đến Đà Lạt đúng vào dịp tỉnh Lâm Đồng tổ chức Festival Đà Lạt với ba sự kiện văn hóa lớn, đó là công bố năm du lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014, kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, đặc biệt là Festival hoa Đà Lạt lần thứ 5.
(HBĐT) - Mỗi dịp đầu xuân, trên địa bàn tỉnh có khoảng 40 lễ hội được tổ chức, trong đó có 2 lễ hội quy mô cấp huyện, 17 lễ hội cấp xã và 21 lễ hội do các làng, bản tổ chức. Bên cạnh việc lễ hội tỉnh ta ngày càng được tổ chức quy mô, rầm rộ, màu sắc, phía sau sự hoành tráng vẫn còn đó những mảng màu tối đáng quan tâm.
(HBĐT) - Trong cái se lạnh của những ngày giáp Tết, người Tày ở huyện Đà Bắc lại tất bật chuẩn bị lễ vật cúng, đan mâm, làm đũa hoa cho mâm cỗ mừng Tết cơm mới. Đây là lễ cúng truyền thống quan trọng nhất đối với mỗi gia đình của đồng bào dân tộc Tày với ý nghĩa tổng kết một năm sản xuất, dâng thành quả lao động cúng đất trời, cầu mưa thuận gió hoà và bày tỏ sự tôn kính lên ông bà, tổ tiên đã khuất.
(HBĐT) - Cô gái có cái tên rất đẹp: Hồng Nga cùng tôi đứng rất lâu ngắm nhìn thành phố Hoà Bình lung linh trong ánh điện. Chiếc khăn trong tay Nga đã ướt vì những giọt nước mắt xúc động, song mùi nước hoa sang trọng xứ trời âu vẫn phảng phất đâu đây. Giọng Hồng Nga như quánh lại: