(HBĐT) - Dễ đến gần năm nay không thấy Thạch Sanh xuất hiện. Hôm nay tự dưng lại đến nhà Lý Thông. Sau một hồi vồ vập hỏi han “thế à, vậy hả...” anh em lôi hũ rượu cao ngựa bạch ngâm từ hồi nảo, hồi nào ra để hàn huyên.

 

Sau ba cốc vại “Liên Xô”, Lý Thông mới vạch nước sang năm mới làm ăn cho Thạch Sanh:

 

- Chú thấy cái tang cao ngựa này thế nào. Cứ gọi là như vâm. Hay là chú tìm học nghề nấu cao ngựa bạch có khi lại hay đấy. Bán chạy ra phết!

 

Chưa để Lý Thông nói dứt lời, Thạch Sanh đã thẳng thừng tuyên bố:

 

- Em không nghe theo bác được. Năm nay là năm gì mà bác lại sui em nấu cao ngựa. Bác không sợ Thần Ngựa vật què à. Năm Giáp Ngọ đấy. Lần nào nghe theo bác em cũng bị vạ rồi. Lần này thì xin lỗi bác nhé. Em là em “rứt” khoát...

 

Lý Thông ra điều là đàn anh không chấp câu nói ngược khí của chú em kết nghĩa, vẫn từ tốn mà rằng:

 

- Thế chú định làm gì ngoài cái nghề bắn chim, đốn củi hử?

 

- Bác đừng coi thường em. Em là em chưa định nói, nhưng đã thế này thì em xin “trân trọng thông báo” cho bác tường là em sẽ thực thi nghề “Quần Ngựa”.

 

- Quần ngựa là cái quái gì hả chú?

 

Hỉ mũi một lượt, Thạch Sanh có vẻ coi thường sự hiểu biết nông cạn của Lý Thông, rồi hùng hồn giải thích:

 

- Thế mới hay chả biết ai lạc hậu. Đây là môn thể thao “Quý sờ tộc” đấy bác ạ. Em vào mạng tìm hiểu kỹ rồi, lại mất mươi hôm vào tận miền nam tầm sư học đạo nữa. Tin là sẽ làm được. ở đất mình chưa ai làm đâu. Em mà mở ra, khối nhà giầu ùa đến, sẽ kiếm ăn được bác ạ.

 

Mặc cho Lý Thông phân tích, nghề này không đơn giản đâu. Nào là phải có chuyên môn nài ngựa, phải có kiến thức về nuôi ngựa, phải biết tính nết, bệnh tật của ngựa, phải có... Nghe sốt cả ruột, Thạch Sanh xua tay:

 

Bác đừng có gàn “bát sách” nữa. Em đã quyết rồi. Đã làm ăn nhớn thì phải có gan chứ.

 

Vậy Thạch Sanh y sách làm theo ý mình. Vay vốn ngân hàng, huy động bạn bè, bỏ ra số tiền lớn (phải bằng hai- ba chiếc ô tô của Lý Thông) để đầu tư vào nghề “nài ngựa”... Dễ đến dăm tháng sau, Lý Thông mới đến hỏi thăm, vừa đến cửa đã thấy Thạch Sanh chống nạng ra chào. Sau khi hỏi han mới hay rằng: Do học bập bõm, nóng vội nên đàn ngựa đua của Thạch Sanh con thì ốm, con thì gầy, còn bản thân thì bị con đầu đàn đá cho suýt què, phải đi nhà thương làm thuốc. Thế mới hay, cái gì không tìm hiểu, học hành đến đầu đến đũa thì chỉ rước vạ vào thân.

 

Thật khổ vậy thay.

 

                                                                      

                                                                      Hải Giang

 

 

Các tin khác

Hàng chục ngàn người dân tham dự lễ hội Chùa Tiên 2014.
Không có hình ảnh
Phường bùa đi chúc Tết tại lễ hội Khai hạ Mường Bi, xã Phong Phú (Tân Lạc). Ảnh: HD
Một góc bãi biển Boracay xinh đẹp.

Đầu năm về với Túy Cổ Thượng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình thật hiếm có vùng đất nào thơ mộng, hào phóng và sơn - thủy hữu tình như vùng đất ấy, nơi mà tiếng gà gáy sáng đánh thức người 3 tỉnh. Vùng đất ấy còn chất chứa những tàn tích và những câu chuyện ly kỳ về cuộc chiến giữa con người và thiên nhiên: Sơn tinh - Thủy tinh, về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống giặc phong kiến phương bắc và hai cuộc kháng chiến chống thực dân ngoại xâm của dân tộc ta. Một vùng đất thuộc tỉnh miền núi Hòa Bình mà sao cứ hao hao như một vùng quê nào đó của vùng châu thổ sông Hồng! Vùng đất ấy là xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Tết Mông - Đến với lòng mến khách

(HBĐT) - Không hẹn, không điện thoại trước, đúng trên tinh thần “phượt”, vượt gần 80 km đường đèo dốc quanh co, chúng tôi đến bản Hang Kia II, xã Hang Kia, huyện vùng cao Mai Châu vào ngày đầu tiên của năm mới tính theo lịch Mông. Lúc này, sương giá đã bắt đầu tan loãng, ánh mặt trời chan hoà thổi hơi ấm xuống thung lũng rực rỡ hoa đào, hoa mận.

Men say Chiềng Hạ

(HBĐT) - Đã từng nghe đến cái tên Vì Thị Tồn gắn với thương hiệu rượu Mai Hạ (Mai Châu) từ hơn 10 năm trước nhưng khi chưa gặp gỡ, chuyện trò, hình ảnh của chị trong tôi hoàn toàn khác lạ. Một người phụ nữ Thái với gương mặt, tính cách mạnh mẽ, làn môi quết trầu đỏ thắm và có thể ngất ngư bên chén rượu nồng mời khách bất cứ lúc nào. Nhưng gặp chị rồi tôi lại cảm nhận điều ngược lại: Dịu dàng, chân chất, ngay cả giọng nói, bước đi cũng nhẹ nhàng như một thiếu nữ và lại không biết uống rượu (chị bảo vậy). Điều này đã khiến tôi ngạc nhiên, tò mò hơn nữa bởi chị là chủ của một cơ sở sản xuất rượu gia truyền không chỉ có tiếng ở trong tỉnh mà hương vị đã bay xa đến cả Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...

Tìm về giá trị văn hóa đình Cời

(HBĐT) - Trong tiềm thức của mỗi người dân, đình Cời có từ rất lâu đời và là điểm đến tâm linh để nhân dân thể hiện sự tôn kính, ghi nhớ những người có công lập bản, lập Mường, bảo vệ khỏi thiên tai, địch họa và hướng dẫn con người lao động sản xuất. Giá trị lịch sử văn hoá của đình Cời được biết đến chính xác nhờ vào các bản sắc phong cổ và trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng nơi đây.

Ván cờ tướng đầu năm

(HBĐT) - Đã thành thông lệ, mỗi độ Tết đến, xuân về hoặc trong các dịp lễ hội, đình đám, người Việt Nam thường tổ chức các trò vui chơi truyền thống như đánh đu, chọi gà, đấu vật, đánh cờ. Đây cũng là dịp để mọi người tụ họp, tận hưởng không khí vui vẻ đầu năm. Trong đó, cờ tướng là thú chơi tao nhã, thu hút nhiều người tham gia, không kể địa vị chức sắc giàu sang, nghèo hèn hay người nông dân chân lấm tay bùn đều bình đẳng trước những ván cờ.

Chương trình nghệ thuật chào xuân Giáp Ngọ 2014

(HBĐT) - Tối 30/1/2014 (30 Tết), tại quảng trường Cung văn hoá tỉnh, Sở VH-TT&DL phối hợp với Công an tỉnh tổ chức đêm biểu diễn nghệ thuật đón giao thừa chào xuân Giáp Ngọ 2014. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục