(HBĐT) - Đánh giá về phong trào xây dựng làng, KDC văn hoá trong 5 năm qua, đồng chí Hoàng Đức Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn khẳng định: Phong trào đã có những tác động tích cực, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 5,8%, hộ khá, giàu chiếm 93%, số hộ có nhà bền vững đạt trên 94%. Phong trào đã phát huy ý thức chủ động, tích cực của người dân tham gia hưởng ứng, thực hiện các CVĐ, phong trào do Trung ương, tỉnh, huyện phát động. Hàng năm, tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá liên tục tăng, năm 2008 là 75,6%, đến năm 2013 phấn đấu đạt 81%, tỷ lệ KDC, làng đạt văn hoá cũng tăng theo từng năm, năm 2013 ước có 142 làng, khu dân cư đạt văn hoá, chiếm tỷ lệ trên 75%.

 

Những năm qua, các KDC đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân khắc phục khó khăn, phát huy tinh thần tự chủ, tích cực học tập, áp dụng KH- KT trong chăn nuôi, trồng trọt, canh tác hoa màu. Đồng thời, các xã, thị trấn đã đa dạng hoá các loại hình phát triển kinh tế thủ công, kinh tế trang trại, nhà vườn, HTX, nhờ đó từng bước tăng sản lượng lương thực từ 22.344 tấn (năm 2008) lên trên 35.000 tấn (năm 2013), thu nhập bình quân đạt 26,8 triệu đồng/người/năm của năm 2013, điển hình có các KDC tiểu khu 12, 14 (thị trấn Lương Sơn), xóm Sòng, xã Thành lập, xóm Chũm, xã Trung Sơn, xóm Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch. Từ phát triển kinh tế, các hộ gia đình đã tích cực tham gia cuộc vận động xây dựng NTM như hỗ trợ tiền, vật liệu, ngày công lao động  xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hoá xóm, bản...

 

Song song với phát triển, các KDC quan tâm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Thời gian qua, trên địa bàn đã và đang duy trì hoạt động hiệu quả 185 đội văn nghệ quần chúng (gần 100% xóm, bản, tổ dân phố có đội văn nghệ), 5 CLB thơ ca, 40 CLB TDTT theo sở thích. Các phong trào VH-VN, TD-TT đã thu hút gần 60% số người tham gia. Tiêu biểu trong phong trào xây dựng đời sống văn hoá là xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch, xóm Đồng Chúi, xã Tân Vinh, tiểu khu 8, thị trấn Lương Sơn... Xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh còn được thể hiện ở nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Giai đoạn 2008 - 2013 có 83% hộ thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới và 93% thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang. Các KDC đã thực hiện tốt theo quy định của Nhà nước, hương ước, quy ước của cộng đồng, không để xảy ra hiện tượng tuyên truyền mê tín dị đoan.  

 

Phát huy truyền thống tương thân, tương ái cộng đồng dân cư đã tham gia hưởng ứng tích cực các phong trào đền ơn - đáp nghĩa, uống nước - nhớ nguồn. Trong 5 năm qua, toàn huyện đã quyên góp được trên 2 tỷ đồng. Từ số tiền đó đã có nhiều hoạt động, chương trình hỗ trợ, giúp đỡ gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Từ năm 2008, huyện phát động phong trào “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” đến nay vẫn được duy trì hiệu quả. Các phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, “Cải thiện đời sống cho NCT” đã quyên góp được trên 500 triệu đồng, trong đó đã ủng hộ cho các đối tượng chính sách trên 350 triệu đồng, 230 suất quà, tu sửa 2 nhà gia đình liệt sỹ, nạn nhân chất độc da cam...

 

 

                                                                                        H.N

 

 

 

 

Các tin khác

Đông đảo Phật tử, du khách đi lễ đền Bờ đầu xuân 2014.
Các hoạt động thể dục – thể thao tại lễ hội Đình Xàm năm 2014.
Không có hình ảnh
Hàng chục ngàn người dân tham dự lễ hội Chùa Tiên 2014.

Năm Ngọ nói với cháu tuổi ngọ

(HBĐT) - Cháu nội tôi sinh năm Canh Ngọ (1990) sang năm Giáp Ngọ vừa tròn 24 tuổi. Cháu tuổi Ngọ nhưng lại là con gái nên cứ lo cuộc đời cháu sẽ vất vả, lận đận. Không biết hậu vận thế nào nhưng nay đều thấy học hành hanh thông, công việc thuận lợi, suôn sẻ.

Phong tục đón Tết của người Mường Hòa Bình

(HBĐT) - Người Mường ăn Tết cổ truyền kéo dài 7 (thực chất là 8) ngày, bắt đầu từ ngày 30 tháng chạp của năm cũ đến hết ngày mồng 7 tháng giêng của năm mới. Người Mường gọi là: Thết Năm mởi - dịch sang tiếng phổ thông là: Tết Năm mới, người Kinh gọi là Tết Nguyên đán. Đây là những ngày giao thời giữa năm cũ và năm mới, cũng là những ngày con người được nghỉ ngơi để quan tâm, chăm sóc phần mộ tổ tiên, đi thăm chúc Tết người bề trên, người có công giúp mình trong năm cũ. Mỗi một mùa Tết đến đều thiêng liêng là những dấu ấn không thể phai nhòa của mỗi cuộc đời một con người.

Cảm nhận Philippin

(HBĐT) - Philippin là quốc gia được hình thành bởi hàng ngàn hòn đảo trên Biển Đông và là thành viên của cộng đồng khối ASEAN anh em. ở Việt Nam, nhắc đến Philippin là nói đến núi lửa, động đất, bão và cả căng thẳng về xung đột, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nữa. Nhưng khi được đến với đất nước này, chắc rằng suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi và thay vào đó là những trải nghiệm và cảm nhận thú vị.

Đầu năm về với Túy Cổ Thượng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình thật hiếm có vùng đất nào thơ mộng, hào phóng và sơn - thủy hữu tình như vùng đất ấy, nơi mà tiếng gà gáy sáng đánh thức người 3 tỉnh. Vùng đất ấy còn chất chứa những tàn tích và những câu chuyện ly kỳ về cuộc chiến giữa con người và thiên nhiên: Sơn tinh - Thủy tinh, về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống giặc phong kiến phương bắc và hai cuộc kháng chiến chống thực dân ngoại xâm của dân tộc ta. Một vùng đất thuộc tỉnh miền núi Hòa Bình mà sao cứ hao hao như một vùng quê nào đó của vùng châu thổ sông Hồng! Vùng đất ấy là xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Tết Mông - Đến với lòng mến khách

(HBĐT) - Không hẹn, không điện thoại trước, đúng trên tinh thần “phượt”, vượt gần 80 km đường đèo dốc quanh co, chúng tôi đến bản Hang Kia II, xã Hang Kia, huyện vùng cao Mai Châu vào ngày đầu tiên của năm mới tính theo lịch Mông. Lúc này, sương giá đã bắt đầu tan loãng, ánh mặt trời chan hoà thổi hơi ấm xuống thung lũng rực rỡ hoa đào, hoa mận.

Men say Chiềng Hạ

(HBĐT) - Đã từng nghe đến cái tên Vì Thị Tồn gắn với thương hiệu rượu Mai Hạ (Mai Châu) từ hơn 10 năm trước nhưng khi chưa gặp gỡ, chuyện trò, hình ảnh của chị trong tôi hoàn toàn khác lạ. Một người phụ nữ Thái với gương mặt, tính cách mạnh mẽ, làn môi quết trầu đỏ thắm và có thể ngất ngư bên chén rượu nồng mời khách bất cứ lúc nào. Nhưng gặp chị rồi tôi lại cảm nhận điều ngược lại: Dịu dàng, chân chất, ngay cả giọng nói, bước đi cũng nhẹ nhàng như một thiếu nữ và lại không biết uống rượu (chị bảo vậy). Điều này đã khiến tôi ngạc nhiên, tò mò hơn nữa bởi chị là chủ của một cơ sở sản xuất rượu gia truyền không chỉ có tiếng ở trong tỉnh mà hương vị đã bay xa đến cả Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục