Ông Vì Văn Nhứt, bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) hướng dẫn thế hệ trẻ múa xòe sao cho đẹp mà vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.

Ông Vì Văn Nhứt, bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) hướng dẫn thế hệ trẻ múa xòe sao cho đẹp mà vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.

(HBĐT) - Là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa Thái, huyện Mai Châu thu hút du khách gần xa không chỉ bởi những nếp nhà sàn truyền thống, nét hoa văn thổ cẩm hay các lễ hội độc đáo mà còn bởi những đệu xòe nhịp nhàng, tinh tế. Ai đã từng đến Mai Châu chắc chắn không bao giờ quên được hình ảnh những chàng trai, cô gái bản Thái tay trong tay cùng du khách muôn phương vui trong vòng xòe...

 

Mai Châu - xứ sở của những điệu xòe

 

Ngỏ lời muốn tìm hiểu về xòe Thái Mai Châu để giới thiệu trong số báo Tết Giáp Ngọ 2014, chúng tôi được anh Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL giới thiệu ông Vì Văn Nhứt ở bản Lác, xã Chiềng Châu. Theo anh Linh, ông Nhứt là người sinh ra và lớn lên ở bản Lác lại là dân múa, công tác trong ngành VH-TT&DL nhiều năm nên rất am hiểu về điệu xòe Thái. Mời chúng tôi lên nhà văn hoá bản Lác làm theo kiến trúc nhà sàn dân tộc Thái, ông Nhứt tâm sự: Năm nay 64 tuổi, hầu như cả cuộc đời tôi dành cho sự nghiệp văn hoá. Các làn điệu múa, đặc biệt là nét đẹp của điệu múa xoè đã thấm đượm tâm hồn ông từ bé. Lớn lên, ông quyết tâm theo đuổi nghiệp múa. Là diễn viên múa của đoàn văn công các dân tộc từ thời Hà Sơn Bình, ông đã từng đi biểu diễn, giao lưu ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Nhưng hầu như mỗi chương trình đều kết thúc bằng tiết mục múa xoè, nhảy sạp đặc trưng của dân tộc Thái. Sau này, mặc dù không tham gia múa nữa mà giữ vai trò là phó phòng VH-TT huyện Mai Châu, ông vẫn rất quan tâm đến điệu múa xoè. ông nhắc con cháu phải biết giữ gìn những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Thái, đặc biệt là múa xoè. Thỉnh thoảng có thời gian rảnh rỗi, ông lại xem đội văn nghệ trong bản tập luyện và góp ý cho lớp trẻ múa xoè sao cho đẹp mà giữ được các động tác của điệu xoè cổ. 

 

Khi hỏi về nguồn gốc và nét riêng đặc trưng của điệu xoè Thái Mai Châu, ông Nhứt khẳng định: Đã từ lâu, huyện Mai Châu được ví xứ sở của những điệu xòe. Múa xòe là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phát triển mạnh trong các lễ hội của người Thái Mai Châu. Ngoài những đặc điểm chung, xòe Mai Châu có những nét độc đáo, mang đậm bản sắc riêng của những điệu xòe duyên dáng, chắc khỏe. Xòe có nhiều điệu như xòe chá, xòe ồng bổng, xòe kiếm, xòe đánh máng... Các điệu xòe đều xuất phát từ cuộc sống lao động sản xuất, tập quán sinh hoạt của đồng bào nơi đây. Ví dụ như điệu xòe ồng bổng là hình thức múa cổ, động tác đơn giản, mọi người cầm tay nhau nhảy nhót xung quanh đống lửa theo nhịp hò huậy, hò huây mừng thắng lợi giòn giã sau một buổi đi săn hoặc xung quanh vò rượu cần trong lễ mừng nhà mới. Đặc điểm của điệu xòe này là trang phục bình thường chỉ có đàn ông xòe, nhạc đệm là miệng tự hô, có sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem, động tác đơn giản nhưng mạnh mẽ, vui nhộn, phóng khoáng. Điệu xòe đánh máng lại dành riêng cho nữ giới. Cứ 3 cặp một, mỗi cặp cầm hai chày gõ vào thành máng dùng để giã gạo, tạo ra những tiếng chày chắc giòn, nhịp điệu mỗi lúc một nhanh, mạnh hơn. Bên cạnh đó còn có xòe đơn lẻ, vừa xòe vừa đánh trống, đánh chiêng. Vừa xòe vừa đánh máng có 2 người tham dự, nam đánh trống, nữ đánh chiêng, cảhai vận lễ phục, đầu chít khăn, lưng thắt dải lụa màu, tay tung dùi trống lúc mềm mại, khi mạnh mẽ, chân nhún nhảy nhịp nhàng theo tiếng trống, chiêng. Trước kia, điệu xoè đơn giản chỉ là cầm tay nhau nhảy vòng tròn ăn mừng trong những ngày lễ, tết, bạn bè gặp nhau. Theo thời gian, càng ngày điệu xoè càng có nhiều động tác, trang trí đẹp mắt như nữ quàng khăn rực rỡ sắc màu qua cổ, 2 tay cầm 2 đầu khăn, cầm quạt hoặc cầm quả nhạc tạo âm thanh vui nhộn. Tuỳ theo cuộc vui mà có cách múa cải biên đẹp hơn. Đặc biệt, sau này, những người con của bản Thái được đi học tập về chuyên ngành múa dựa trên điệu xoè truyền thống phát triển thêm các điệu mới tôn vinh thêm giá trị của điệu múa xoè của người Thái Mai Châu

 

 

Bảo tồn điệu xòe gắn với phát triển du lịch cộng đồng

 

Theo ông Vì Văn Nhứt, từ những cuộc vui nhỏ của gia đình như lễ mừng nhà mới, đám cưới, hỏi cho đến những lễ hội lớn của bản, làng khó có thể vắng bóng điệu xoè hoà nhịp cùng tiếng khèn, tiếng trống, chiêng. Điệu xoè thể hiện tình yêu cuộc sống, tình cảm nam, nữ, khát vọng trong lao động, chiến đấu, sản xuất... được người Thái bao đời nay gửi gắm vào từng điệu xoè. Tuy nhiên, để xem và tham gia điệu múa xoè của bản Thái bây giờ không còn là việc khó. Hiện nay, ở bản Lác, bản Pom Coọng có gần 10 đội xòe thường xuyên luyện tập phục vụ đời sống văn hóa tinh thần ở địa phương, góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa Mai Châu ngày càng phát triển. Hầu hết các điệu xòe cổ đều đã được cải biên và nâng cao, trở thành các điệu múa hấp dẫn với nhiều động tác, đạo cụ, trang phục, nhạc đệm thu hút người xem. Các đội văn nghệ vừa đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, tăng thêm thu nhập lại có cơ hội gìn giữ, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc.Hiện nay, điệu xoè Thái có sức sống khá vững bền khi gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Để minh chứng cho lời mình nói, ông Nhứt dẫn chúng tôi đi tìm đội văn nghệ để xem điệu múa xoè. Đi một vòng quanh bản Lác mà không thể tập hợp được lực lượng, ông Nhứt cho rằng, các chị lên ban ngày lại đúng dịp cuối tuần đông khách nên khó tập hợp được đội văn nghệ vì vậy muốn xem múa xoè phải chờ tối nhé! Rồi ông dẫn chúng tôi ghé thăm một gian hàng và giới thiệu: Không gặp được cả đội văn nghệ thì ta gặp chủ cửa hàng kiêm diễn viên múa xoè Thái vì ban ngày, các chàng trai, cô gái Thái vẫn lao động sản xuất bình thường. Tối đến trở thành diễn viên biểu diễn phục vụ du khách. Niềm nở ra đón khách, chủ cửa hàng Vì Thị Tuyết tâm sự: trước kia, em là thành viên trong đội múa xoè của bản, giờ có gia đình nên ít tham gia hơn. Hiện, riêng bản Lác có 6 đội văn nghệ. Giờ nói đến múa xoè có lẽ phải khẳng định đó là một đặc sản của bản Lác rồi Tuyết đọc cho chúng tôi nghe câu ca dân tộc Thái từ ngàn xưa “Không xoè không vui, không xoè cây lúa không trổ bông, không xòe cây ngô không ra bắp, không xòe, trai gái không thành đôi... Điệu múa xoè gắn bó với cuộc sống của người dân nơi đây như thế đó.

 

Vậy là phải chờ tận đến buổi tối, chúng tôi mới được tậm mắt thưởng thức điệu múa xoè. Sau các tiết mục ca, múa, nhạc, khi tiếng trống, tiếng chiêng được thăng hoa, bước chân thêm rộn rã cũng là lúc vòng xoè được hình thành. Vòng xoè được người dân nới đây ví như bông hoa ngũ sắc được mở rộng dần quả không sai. Ngoài các diễn viên nam, nữ của đội văn nghệ, du khách cũng được mời tham gia vòng xoè. Người dân bản địa cùng du khách không còn phân biệt già trẻ, gái trai, chẳng kể người Việt Namhay du khách nước ngoài, tất cả cùng ngất ngây trong vũ điệu đam mê của núi rừng. Tất cả vui cùng điệu xoè tay nắm tay trong không khí tràn đầy tình mến thương, con người như quên đi những mệt mỏi đời thường. Vòng xòe thật kỳ diệu gắn kết tình cảm con người gần gũi nhau hơn... Chia tay Mai Châu, trở về với đời thường, chúng ta cảm thấy yêu cuộc sống này hơn và tiếp tục hăng say làm việc, lao động - sản xuất để mong một ngày không xa được trở lại tham gia vòng xoè cùng bản Thái.

 

 

 

                                                                                Hương Lan

 

 

 

Các tin khác

Những ngày đầu năm, nhiều người dân đi chùa cầu tài, cầu lộc, cầu may. Ảnh: H.N
Không có hình ảnh
Đông đảo Phật tử, du khách đi lễ đền Bờ đầu xuân 2014.
Các hoạt động thể dục – thể thao tại lễ hội Đình Xàm năm 2014.

Quần ngựa

(HBĐT) - Dễ đến gần năm nay không thấy Thạch Sanh xuất hiện. Hôm nay tự dưng lại đến nhà Lý Thông. Sau một hồi vồ vập hỏi han “thế à, vậy hả...” anh em lôi hũ rượu cao ngựa bạch ngâm từ hồi nảo, hồi nào ra để hàn huyên.

Khai hội Chùa Tiên

(HBĐT) - Ngày 3/2 (mùng 4 Tết), huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ khai hội Chùa Tiên xã Phú Lão năm 2014. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện Lạc Thủy, xã Phú Lão và đông đảo du khách thập phương. Về phía Giáo Hội Phật giáo có đại đức Thích Đức Nguyên, UV Hội đồng trị sự T.Ư Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Hòa Bình.

Năm Ngọ nói với cháu tuổi ngọ

(HBĐT) - Cháu nội tôi sinh năm Canh Ngọ (1990) sang năm Giáp Ngọ vừa tròn 24 tuổi. Cháu tuổi Ngọ nhưng lại là con gái nên cứ lo cuộc đời cháu sẽ vất vả, lận đận. Không biết hậu vận thế nào nhưng nay đều thấy học hành hanh thông, công việc thuận lợi, suôn sẻ.

Phong tục đón Tết của người Mường Hòa Bình

(HBĐT) - Người Mường ăn Tết cổ truyền kéo dài 7 (thực chất là 8) ngày, bắt đầu từ ngày 30 tháng chạp của năm cũ đến hết ngày mồng 7 tháng giêng của năm mới. Người Mường gọi là: Thết Năm mởi - dịch sang tiếng phổ thông là: Tết Năm mới, người Kinh gọi là Tết Nguyên đán. Đây là những ngày giao thời giữa năm cũ và năm mới, cũng là những ngày con người được nghỉ ngơi để quan tâm, chăm sóc phần mộ tổ tiên, đi thăm chúc Tết người bề trên, người có công giúp mình trong năm cũ. Mỗi một mùa Tết đến đều thiêng liêng là những dấu ấn không thể phai nhòa của mỗi cuộc đời một con người.

Cảm nhận Philippin

(HBĐT) - Philippin là quốc gia được hình thành bởi hàng ngàn hòn đảo trên Biển Đông và là thành viên của cộng đồng khối ASEAN anh em. ở Việt Nam, nhắc đến Philippin là nói đến núi lửa, động đất, bão và cả căng thẳng về xung đột, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nữa. Nhưng khi được đến với đất nước này, chắc rằng suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi và thay vào đó là những trải nghiệm và cảm nhận thú vị.

Đầu năm về với Túy Cổ Thượng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình thật hiếm có vùng đất nào thơ mộng, hào phóng và sơn - thủy hữu tình như vùng đất ấy, nơi mà tiếng gà gáy sáng đánh thức người 3 tỉnh. Vùng đất ấy còn chất chứa những tàn tích và những câu chuyện ly kỳ về cuộc chiến giữa con người và thiên nhiên: Sơn tinh - Thủy tinh, về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống giặc phong kiến phương bắc và hai cuộc kháng chiến chống thực dân ngoại xâm của dân tộc ta. Một vùng đất thuộc tỉnh miền núi Hòa Bình mà sao cứ hao hao như một vùng quê nào đó của vùng châu thổ sông Hồng! Vùng đất ấy là xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục