(HBĐT) - Sau những ngày rét đậm, ngày đầu xuân Ất Mùi, nắng vàng trải dài trên những ngọn đồi và dòng sông Đà một màu nước trong xanh. Con sông Đà ngọn nguồn của vùng quê “Đẻ đất, đẻ nước” vẫn miệt mài dẫn nước về đồng bằng Bắc Bộ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Trên đồi ông Tượng năm xưa, thể theo nguyện vọng của nhân dân các dân tộc, ngày 8/1/1996, công trình Tượng đài Bác Hồ được khởi công xây dựng, sau hơn 1 năm thực hiện đã khánh thành vào ngày 1/2/1997. Đây là một công trình quy mô của tỉnh và Thuỷ điện Hòa Bình. Tượng đài Bác Hồ hàng năm đón hàng chục nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, chiêm ngưỡng. Đây cũng là nơi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh và các ngành, đoàn thể và dân dân các dân tộc trong tỉnh dâng hương lên Bác mỗi khi đến làm việc, thăm công trình thuỷ điện và báo cáo thành tích, hứa trước Bác những quyết tâm phấn đấu trong công tác và học tập.
Nơi đây, mỗi dịp Tết đến, xuân về nhân dân, HS-SV về nghỉ Tết lên thắp hương báo công ơn Bác mong cho năm mới nhiều điều may mắn, tốt lành.
Tượng đài Bác Hồ cao 18 m, nặng hơn 400 tấn làm bằng chất liệu bê tông granít (siêu cao), không bị ố mốc, không bị phong hóa mài mòn bởi thời gian. Móng của Tượng đài được khoan trụ sâu xuống đỉnh núi 10 m, đường kính 2,5 m. Tượng Bác đặt trên đồi cao hơn 180 m so với mức nước biển và là vị trí cao đẹp nhất của công trình thuỷ điện Hòa Bình. Nơi đây, Bác hướng về công trình thế kỷ, lòng hồ, dòng sông Đà và thành phố Hòa Bình. Thành phố Hòa Bình có gần 10 vạn dân với 8 phường và 7 xã đang phát triển công nghiệp, dịch vụ và các xã đang phấn đấu thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Tượng Bác Hồ được sáng tác theo ý tưởng khi Bác về thăm Hòa Bình năm 1960, Bác chỉ tay xuống dòng sông Đà hung dữ và nói “Phải biến thuỷ tặc thành thuỷ lợi. Mục đích cuối cùng phải chinh phục dòng sông có lợi ích lâu dài cho toàn dân”.
Tượng đài do nhà điêu khắc Nguyễn Vũ An, giảng viên trường đại học Kiến trúc Hà Nội phác thảo hình tượng Bác theo ý tưởng đó. Tác giả phần kết cấu công trình do kỹ sư xây dựng Ngô Thanh Cẩn; phần tổng kết kiến trúc xây dựng do kiến trúc sư trưởng người Nga V.M.Sêréprianski đảm nhiệm. Dưới chân tượng Bác là 79 bậc thang tượng trưng cho 79 mùa xuân trong cuộc đời của Bác. Ngay trên bệ đứng dưới chân của Bác được ghi 4 câu thơ của Người.
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
Phần dưới bài thơ là các hoa văn cách điệu tượng trưng cho sóng nước sông Đà. Phía sau Bác là hình tượng những đám mây bồng bềnh hòa quện làm cho hình tượng Bác Hồ nổi lên hoành tráng, nên thơ giữa một vùng thiên nhiên, không gian sông nước, mây trời hùng vĩ.
Đứng từ hạ lưu sông Đà, chúng ta ngước nhìn vẫn được ngắm Bác kính yêu với khuôn mặt hiền từ, phúc hậu. Cũng tại nhiều vị trí trong khu vực thành phố Hòa Bình vẫn có thể ngắm nhìn Tượng Bác khi màn đêm buông xuống nhờ hệ thống điện đèn chiếu sáng.
Giao thừa có năm được tỉnh lựa chọn là điểm bắn pháo hoa phục vụ nhân dân ngay dưới chân Tượng đài. Đêm giao thừa giữa sự giao thoa trời đất, những màn pháo hoa rực rỡ muôn màu sắc càng làm Tượng đài Bác thêm linh thiêng trong không gian thanh bình của tỉnh miền núi, một thành phố trẻ bên sông Đà.
Xuân về, nắng vàng nhè nhẹ, mọi gương mặt, nụ cười dâng hương, hoa kính cẩn bước từng bậc đến bên Người để cảm nhận.
“Đến bên Người ta thở dễ dàng hơn”.(1)
Ghi chú: (1) Thơ Việt Phương. Trích trong bài “Muôn vàn tình thương yêu trùm lên khắp quê hương”.
Tùy bút của Văn Sơn
(HBĐT) - Ngày 26/2 (mùng 8 tháng giêng âm lịch), tại xã Bình Chân, UBND huyện Lạc Sơn đã tổ chức Lễ hội Đình Cổi xuân Ất Mùi 2015. Tới dự lễ hội có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện Lạc Sơn, đông đảo du khách thập phương và nhân dân trong huyện.
(HBĐT) - Tết đến rồi, nếu ai đó muốn hòa mình vào không khí tươi vui, ấm áp hương xuân, thấm đẫm tinh thần cộng đồng hãy về với các xã ven đô. Đó là lời nhắn nhủ của những cán bộ làm công tác quản lý văn hóa của TPHB. Bởi hơn ai hết họ là những người hiểu rõ phong tục tập quán, nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần của người dân ở từng vùng, từng cụm dân cư trên địa bàn.
(HBĐT) - Dẫu mới đặt chân tới đất Mường Bi (Tân Lạc) chừng mươi lần, mục đích của mỗi chuyến đi khác nhau và thường chỉ lưu lại đó một ngày trọn vẹn nhưng đất và người nơi đây đã vun đắp cho tôi những cảm xúc đẹp. Từ “yêu”, đến “tin”, tôi tin rằng ở dải đất Mường Bi luôn có một làn gió thoảng mong manh hơn dải lụa mềm nhưng mang theo những điều kỳ diệu là cốt cách văn hóa, nét đặc trưng của người Mường Bi thổi tràn từ nơi này đến nơi khác, đời này qua đời khác và cho đến hôm nay.
Nhiều địa phương trong tỉnh tổ chức khai hội đầu năm
(HBĐT) - Ngày 24/2 (mùng 6 Tết âm lịch), tại sân vận động xã Dũng Phong (Cao Phong) đã diễn ra lễ khai mùa Mường Thàng. Khoảng 8.000 người dân trong xã, trong vùng đã đến tham dự.
(HBĐT) - Cùng với cả nước, mùa xuân đã hiện hữu trên từng con phố, trong mỗi nhà và mọi người dân Hòa Bình. Xuân sang mang theo hơi ấm của tình người, lòng người cởi mở chào đón một năm mới an lành và may mắn. Với việc được nghỉ Tết sớm từ ngày 27 âm lịch, công việc chuẩn bị Tết không còn hối hả, tất bật như mọi năm. Trên những tuyến đường trang hoàng rực rỡ cờ hoa, không còn những dòng người vội vã, hối hả ngày cuối năm mà có cảm giác người đi sắm Tết cũng là đi chơi Tết, ngắm Tết. Thời tiết cũng chiều lòng người, trong cả kỳ nghỉ Tết, nắng ấm chan hòa càng làm bừng lên cảnh sắc và những gương mặt rạng rỡ du xuân.
Ông Bùi Ngọc Cư (Lạc Sơn) hỏi: Xin quý báo cho biết, cá nhân, tổ chức vi phạm những quy định về nếp sống văn hóa có bị xử phạt hành chính không? Nếu có, mức xử phạt được quy định như thế nào?