Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu làm lễ dâng hương tại Đình Cổi.
(HBĐT) - Ngày 26/2 (mùng 8 tháng giêng âm lịch), tại xã Bình Chân, UBND huyện Lạc Sơn đã tổ chức Lễ hội Đình Cổi xuân Ất Mùi 2015. Tới dự lễ hội có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện Lạc Sơn, đông đảo du khách thập phương và nhân dân trong huyện.
Đình Cổi, xã Bình Chân được khởi dựng vào khoảng thế kỷ XIX. Các vị thần được thờ tại Đình là Quốc Mẫu, Vua Cả, Vua Cun, Vua Hai, Thành Hoàng, ông bà Nhất Huyệt, Kem, Cai… được duy trì qua nhiều thế hệ, giờ đây đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của người Mường nơi đây. Đình Cổi đã được nhận hai Sắc phong, một do vua Khải Định và một do Bảo Đại cấp. Hiện nay, Đình Cổi còn giữ được một ống đựng sắc phong, một hộp đựng sắc phong và một đòn kiệu. Năm 2014, Di tích Đình Cổi, xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn được công nhận là "Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh". Lễ hội Đình Cổi có 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Phần chính lễ là nghi lễ rước sắc phong và rước thánh từ chân núi Khụ Bậy về đình. Phần hội có những trò chơi dân gian như đánh mảng, đánh cù, kéo co, nhảy dây, đi cà kheo, ném còn, giao lưu văn nghệ dân gian, thi bóng chuyền…
Lễ rước kiệu về Đình Cổi.
Tham dự lễ hội, các đại biểu và du khách làm lễ dâng hương, trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Đình Cổi. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trưng bày 50 bức tranh giới thiệu về cảnh sắc và con người Hoà Bình.
* Ngày 24 – 26/2 (tức mùng 6 – 8 âm lịch), huyện Yên Thuỷ tổ chức lễ hội đình Xàm, xã Phú Lai. Lễ hội được diễn ra làm hai phần: phần lễ và phần hội. Sau phần lễ rước kiệu, người dân trong vùng cùng tham gia vào các hoạt động VH-VN, thi đấu môn bóng chuyền hơi, bóng chuyền cứng.
Đình Xàm hiện còn lưu giữ 11 bản sắc phong, sắc sớm nhất năm Cảnh Hưng thứ 14 (1783) đến nay. Đây là bản sắc phong sớm nhất của tỉnh Hòa Bình, sắc muộn nhất vào năm Khải Định thứ 9 (1924). Theo các tài liệu hán nôm và các cụ cao tuổi cho biết Đình được xây dựng vào năm Thiệu Trị thứ 5 (1845). Đình thờ thành hoàng là nhân thần, người địa phương tên tục là Bùi Văn Khú (Đô Khú) cùng vợ là Thiên tinh công chúa. Tháng 12 năm 2010, huyện Yên Thủy cho tiến hành khởi công xây dựng, tu bổ, tôn tạo phục dựng lại ngôi Đình trên địa điểm cũ, với nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước được phê duyệt gần 11,4 tỷ đồng. Đình không chỉ là nơi thờ phụng thành hoàng, vị thần của làng mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân mang đặc trưng văn minh lúa nước Việt
Hương Lan - Hồng Nhung
Ông Bùi Ngọc Cư (Lạc Sơn) hỏi: Xin quý báo cho biết, cá nhân, tổ chức vi phạm những quy định về nếp sống văn hóa có bị xử phạt hành chính không? Nếu có, mức xử phạt được quy định như thế nào?
(HBĐT) - Khi đất trời còn nồng nàn hương vị Tết, sắc xuân còn vương trên mỗi nếp nhà, từng ngõ xóm thì làng trên, xóm dưới lại náo nức trong không khí của hội làng.
(HBĐT) - Cô bạn tôi là người Hà Nội gốc, dịp Tết năm ngoái cô cùng theo một người bạn du xuân lên Hoà Bình được vào chơi nhà một người quen trong bản, bữa đó, được thưởng thức các món ăn truyền thống của người bản xứ đã tạo cho cô một ấn tượng khó quên về những hương vị độc đáo của ẩm thực đất Mường. Những ngày cận Tết năm nay, chưa đợi đến chúng tôi mời gọi cô đã “a lô” hẹn hò: Tết này tớ lên, lại đưa tớ đi thưởng thức đặc sản dân tộc nhé!
(HBĐT) - Ngày 22/2 (tức ngày mùng 4 Tết), huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ khai hội chùa Tiên, xã Phú Lão năm 2015. Tới dự có đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Bùi Văn Cửu, Nguyễn Văn Chương.
(HBĐT) - Khi những ngày Tết cổ truyền đã cận kề, nghĩ về không khí ấm áp, sum vầy ở mỗi gia đình tôi chợt thấy tò mò: không hiểu những người con của đất Việt khi xa xứ họ có nhớ về ngày Tết cổ truyền của dân tộc? Họ đón Tết như thế nào? ý nghĩ ấy làm tôi liên tưởng đến câu thơ chứa đựng nhiều cảm xúc và chân lý của nhà thơ Chế Lan Viên “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” và một câu nói vẫn thường nghe “là người con của đất Việt, dù đi đâu, về đâu vẫn hướng về quê mẹ”... và tôi đã tự tìm cho mình được câu trả lời.
(HBĐT) - Cứ độ hoa mơ, hoa mận nở trắng rừng, sương núi giăng đầy khắp bản cũng là lúc xuân về trên các bản Mông. Bà con người Mông ở 2 xã Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) thường đón Tết sớm hơn dưới xuôi độ một tháng. Gác công việc bận rộn thường ngày ngược Thung Khe lên Pà Cò để đón Tết là thú vui của nhiều người.