Ông Bùi Ngọc Cư (Lạc Sơn) hỏi: Xin quý báo cho biết, cá nhân, tổ chức vi phạm những quy định về nếp sống văn hóa có bị xử phạt hành chính không? Nếu có, mức xử phạt được quy định như thế nào?

 

Trả lời: Theo Nghị định số 75/ 2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, mức xử phạt đối với vi phạm các quy định về nếp sống văn hóa được quy định cụ thể như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi như cho người say rượu, bia vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke; say rượu, bia ở công sở, nơi làm việc, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke, nơi hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, trên các phương tiện giao thông và những nơi công cộng khác; đốt đồ mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, nơi công cộng khác. Phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với một trong các hành vi như tổ chức hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức khác có tính chất mê tín dị đoan; tuyên truyền mê tín dị đoan để tiêu thụ hàng mã; treo cờ Tổ quốc ở khu vực lễ hội không cao hơn, không trang trọng hơn các cờ khác; lợi dụng tín ngưỡng để quyên góp tiền của, vật chất khác. Phạt tiền từ 2-5 triệu đồng đối với hành vi phục hồi hủ tục trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng lễ hội để tổ chức hoạt động gây mất trật tự, an ninh; tuyên truyền trái pháp luật; chia rẽ đoàn kết dân tộc.

 

 

 

 

                                                                          PBĐ-TL

 

 

 

Các tin khác

Đám rước hội làng trong lễ hội Khai hạ Mường Bi.
Những món ăn truyền thống của người Mường tham gia thi ẩm thực trong hội làng ngày xuân.
Các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, huyện Lạc Thủy và giáo hội Phật giáo cùng đông đảo tăng ni Phật tử dâng hương tại Chùa Tiên.
Chị Nguyễn Phương Nhi - một công dân của Việt Nam đang sinh sống ở Hồng Kông chuẩn bị mâm ngũ quả cho ngày  Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Xuân sớm bản Mông

(HBĐT) - Cứ độ hoa mơ, hoa mận nở trắng rừng, sương núi giăng đầy khắp bản cũng là lúc xuân về trên các bản Mông. Bà con người Mông ở 2 xã Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) thường đón Tết sớm hơn dưới xuôi độ một tháng. Gác công việc bận rộn thường ngày ngược Thung Khe lên Pà Cò để đón Tết là thú vui của nhiều người.

Phong tục nhuộm răng đen của phụ nữ dân tộc

(HBĐT) - Trong cái nắng hanh hao cuối năm, trong tiếng cười nói rộn ràng những ngày giáp Tết, chúng tôi đã có mặt tại chợ vùng cao Mường Chiềng (Đà Bắc). Chợ vùng cao là phiên chợ màu sắc sặc sỡ của khăn áo, màu tươi ngon của thực phẩm, màu ửng hồng trên đôi má những bé thơ và màu đen nhánh của nụ cười các bà, các mẹ vui mừng gặp nhau ngày chợ.

Tết Mường xưa -một ký ức còn hiện hữu

(HBĐT) - Đối với người Mường, Tết Nguyên đán là cái Tết quan trọng nhất, to nhất trong năm. Có một điều đặc biệt, trong Tết, mọi người dân được nói lên ý kiến của mình về việc Mường, kể cả những ý kiến chỉ trích nhà lang. Đặc biệt hơn, khi trong một xã hội cổ truyền có tính đẳng cấp nghiêm ngặt nhưng trong những ngày Tết, người dân có quyền ép rượu nhà lang và không bị coi là phạm thượng. Đó những điều mà không phải ai cũng biết. Điều đó chỉ còn tồn tại ở những miền ký ức không còn hiện hữu và chỉ được khơi gợi lại bên bếp lửa bập bùng...

Giai điệu Mường Vang

(HBĐT) - Những ngày cuối năm, cùng với bao bận rộn chuẩn bị đón Tết, xóm trên, bản dưới ở xã vùng cao Tự Do, huyện Lạc Sơn lại rộn ràng với các tiết mục văn nghệ cho hội xuân hàng năm ở xóm Kháy...

Mải mê theo tiếng khèn gọi

(HBĐT) - Thú thực, tôi không rành lắm về âm nhạc. Với âm nhạc dân tộc thì lại càng không. Vậy mà lạ, tiếng khèn bè réo rắt của ông Khà Văn Ư, xóm Nà Phòn, xã Nà Phòn (Mai Châu) như một chất men say. Cứ dìu dặt, thiết tha đưa hồn người phiêu lãng với núi, với rừng trong màn sương chiều bảng lảng.

Thú chơi chim

(HBĐT) - “Chơi chim - thú chơi bậc quân vương giờ đã thành trào lưu, thu hút ngày càng đông đảo người dân trong tỉnh. Dân chơi chim, miệt mài theo đuổi dáng hình chim. Đâu có chim hay, chim tốt tìm đến bằng được, chí ít là để ngắm, để nhìn. Một ngày không thấy chim, nghe chim hót trống trải vô cùng. Chim ốm, người ốm, chim bỏ ăn, lông chim sơ xác mà đau lòng. Chọi chim thắng lòng lâng lâng sảng khoái cả tháng trời. Thua - chim mình kém chim bạn, nhìn chim tổn thương mà day dứt khôn nguôi, những mong ngày rèn luyện phục thù. Chơi chim tính cách phải có chút lãng tử, hào hoa, tinh tế, biết thẩm trà, thẩm rượu, biết chút thơ ca, đem tình yêu thương chăm chút cho chim. Người cục mịch, không vượng khí, bon chen, toan tính thiệt hơn, chắc hẳn chim chẳng ưa. Cố gắng, nuôi mãi, vực mãi chim chẳng lớn, hót chẳng thanh, lông chẳng bóng, không quyến rũ được chim cái và hiển nhiên đừng có mơ tới chim đẹp, chim hay. Chơi chim tốn tiền, tốn của, tốn thời gian không phải ai cũng theo được nên nhiều người thích, yêu, chỉ đến thấy chim thôi”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục