Ấn tượng, độc đáo với những hoạt động đời thường được dựng lại trong hội xuân phường Thái Bình.

Ấn tượng, độc đáo với những hoạt động đời thường được dựng lại trong hội xuân phường Thái Bình.

(HBĐT) - Tết đến rồi, nếu ai đó muốn hòa mình vào không khí tươi vui, ấm áp hương xuân, thấm đẫm tinh thần cộng đồng hãy về với các xã ven đô. Đó là lời nhắn nhủ của những cán bộ làm công tác quản lý văn hóa của TPHB. Bởi hơn ai hết họ là những người hiểu rõ phong tục tập quán, nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần của người dân ở từng vùng, từng cụm dân cư trên địa bàn.

 

Quả thật, trong những ngày Tết chỉ lướt qua mấy phường, xã đã thấy có sự khác biệt rõ ràng. ở những phường trung tâm thành phố hàng ngày ồn ào, sôi động bao nhiêu trong ngày Tết lại im ắng bấy nhiêu, người qua lại trên đường cũng thưa thớt. Ngược lại, ở những phường, xã ven đô vào 27, 28 Tết, gác lại công  việc của năm cũ, người dân đi chợ mua sắm tấp nập, hồ hởi. Khi mua sắm đã ổn thỏa dành thời gian cho việc dọn dẹp nhà cửa, thịt lợn và gói bánh chưng. Mồng một là ngày Tết sum vầy, con cháu trong gia đình tề tựu để chúc Tết ông bà, cha mẹ. Mồng hai chúc Tết được mở rộng tới những gia đình hàng xóm láng giềng, bè bạn. Từ mồng ba trở đi là những ngày Tết dành cho hoạt động cộng đồng. Chị Nguyễn Thị Thanh Thái, Phó Giám đốc Trung tâm văn hóa - Thông tin TPHB chia sẻ: Đã thành truyền thống, dù cuộc sống có khó khăn hơn nhưng các xã vùng ven luôn đón Tết trọn vẹn mà điểm nhấn chính là những  ngày hội xuân. Những ngày này, ở các xã Dân Chủ, Sủ Ngòi luôn rộn rã với lễ hội cồng chiêng, các làn điệu dân ca, tiếng hát mừng Đảng, mừng xuân, ca ngợi quê hương, đất nước. Sôi động hơn cả là hoạt động giao lưu, thi đấu thể thao trong ngày hội. Thực hiện NQT.ư 5 (khóa VIII) về “giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, những năm gần đây, các xã vùng ven như: Hòa Bình, Dân Chủ, Sủ Ngòi, Thống Nhất, Trung Minh, phường Thái Bình đã khôi phục lại các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc như: kéo co, tung còn, đẩy gậy, bắn nỏ, chọi gà, đánh cù, đi cà kheo... tạo nên không khí mang đậm sắc xuân.

 

Nghe cư dân TPHB nhắc nhiều đến lễ hội đình Ngòi, xã Sủ Ngòi và hội xuân của phường Thái Bình được tổ chức thường niên vào ngày 7 tháng giêng với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống, tôi đã tìm đến với những người có công bảo tồn và phát huy những lễ hội này. Khi tôi tìm gặp, chị Trần Thị Cúc, Phó Chủ tịch UBND phường Thái Bình đang chuẩn bị kế hoạch triển khai các hoạt động đón Tết, vui xuân trên địa bàn. Chị cho biết: Dù đã được nâng cấp từ xã thành phường nhưng đến nay, nếp sống, sinh hoạt của người dân phường Thái Bình vẫn mang nhiều hơi hướng của một vùng đất ven đô. Các hoạt động mang tính chất văn hóa cộng đồng luôn được người dân hưởng ứng hết sức nhiệt tình. Vì vậy, một việc làm không thể thiếu của chính quyền cơ sở là tổ chức các động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Với hoạt động lễ hội, bao năm qua, người dân xóm Trại (nay là tổ 16) vẫn duy trì lễ hội Khai hạ vào ngày 7 tháng giêng hàng năm với những nghi lễ truyền thống. đây là một phong tục đẹp góp phần nâng cao đời sống tinh thần và gắn chặt tình đoàn kết cộng đồng, năm 2011, phường đã đứng ra tổ chức với quy mô lớn thu hút sự tham gia của 18 tổ dân phố trên địa bàn. Sau phần nghi lễ truyền thống là phần hội với các hoạt động: ném còn, kéo co, đi cà kheo, chơi trò bện rơm giữ lửa, tết thừng trâu, thi nấu ăn, gói bánh chưng, bánh chèo kheo... Có thể nói, lễ hội xuân năm ấy đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong cộng đồng. Cũng từ cái mốc đáng nhớ đó, hội xuân hàng năm của xóm Trại được tổ chức kỹ hơn và thu hút đông đảo người dân ở các vùng lân cận tham dự. Ngoài lễ hội này, phường Thái Bình còn tổ chức giao lưu văn nghệ với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân” tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân để có một khởi đầu tốt đẹp cho một năm mới an lành.

 

Cùng chung ý tưởng, nếp sinh hoạt cộng đồng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các xã ven đô luôn coi trọng tổ chức các hoạt động lễ hội để người dân được đón Tết trong không khí hân hoan. Chính những ý tưởng tốt đẹp đó đã tạo nên nét “duyên thầm” mời gọi. Hãy đi, đến và khám phá, hưởng thụ -  Tết ở ven đô!

           

 

 

                                                                                   Lam Nguyệt

Các tin khác

Đường lên vùng cao  Bắc Sơn (Tân Lạc).
Thi đấu môn đẩy gậy tại lễ khai mùa Mường Thàng.
Đông đảo người dân thành phố Hòa Bình xem bắn pháo hoa trên cầu Hòa Bình trong đêm giao thừa.
Không có hình ảnh

Nét đẹp hội làng ngày Tết

(HBĐT) - Khi đất trời còn nồng nàn hương vị Tết, sắc xuân còn vương trên mỗi nếp nhà, từng ngõ xóm thì làng trên, xóm dưới lại náo nức trong không khí của hội làng.

Hương vị quê nhà

(HBĐT) - Cô bạn tôi là người Hà Nội gốc, dịp Tết năm ngoái cô cùng theo một người bạn du xuân lên Hoà Bình được vào chơi nhà một người quen trong bản, bữa đó, được thưởng thức các món ăn truyền thống của người bản xứ đã tạo cho cô một ấn tượng khó quên về những hương vị độc đáo của ẩm thực đất Mường. Những ngày cận Tết năm nay, chưa đợi đến chúng tôi mời gọi cô đã “a lô” hẹn hò: Tết này tớ lên, lại đưa tớ đi thưởng thức đặc sản dân tộc nhé!

Khai hội Chùa Tiên năm 2015

(HBĐT) - Ngày 22/2 (tức ngày mùng 4 Tết), huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ khai hội chùa Tiên, xã Phú Lão năm 2015. Tới dự có đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Bùi Văn Cửu, Nguyễn Văn Chương.

Tết Việt trong tâm hồn người xa xứ

(HBĐT) - Khi những ngày Tết cổ truyền đã cận kề, nghĩ về không khí ấm áp, sum vầy ở mỗi gia đình tôi chợt thấy tò mò: không hiểu những người con của đất Việt khi xa xứ họ có nhớ về ngày Tết cổ truyền của dân tộc? Họ đón Tết như thế nào? ý nghĩ ấy làm tôi liên tưởng đến câu thơ chứa đựng nhiều cảm xúc và chân lý của nhà thơ Chế Lan Viên “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” và một câu nói vẫn thường nghe “là người con của đất Việt, dù đi đâu, về đâu vẫn hướng về quê mẹ”... và tôi đã tự tìm cho mình được câu trả lời.

Xuân sớm bản Mông

(HBĐT) - Cứ độ hoa mơ, hoa mận nở trắng rừng, sương núi giăng đầy khắp bản cũng là lúc xuân về trên các bản Mông. Bà con người Mông ở 2 xã Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) thường đón Tết sớm hơn dưới xuôi độ một tháng. Gác công việc bận rộn thường ngày ngược Thung Khe lên Pà Cò để đón Tết là thú vui của nhiều người.

Phong tục nhuộm răng đen của phụ nữ dân tộc

(HBĐT) - Trong cái nắng hanh hao cuối năm, trong tiếng cười nói rộn ràng những ngày giáp Tết, chúng tôi đã có mặt tại chợ vùng cao Mường Chiềng (Đà Bắc). Chợ vùng cao là phiên chợ màu sắc sặc sỡ của khăn áo, màu tươi ngon của thực phẩm, màu ửng hồng trên đôi má những bé thơ và màu đen nhánh của nụ cười các bà, các mẹ vui mừng gặp nhau ngày chợ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục