Đồng chí Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh (người mặc trang phục dân tộc Mường) giới thiệu hiện vật được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh.
(HBĐT) - Công tác trong ngành văn hóa, học tập, nghiên cứu và tuyên truyền nhiều về văn hóa nên với họ, bất cứ cái gì thuộc về văn hóa cũng quan trọng. Xác định rõ: bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa (bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể) là sứ mệnh của chính mình, họ luôn hết lòng vì công việc chỉ với một mong muốn gìn giữ những giá trị tinh hoa của văn hóa cho muôn đời sau.
Một trong số “họ” mà tôi nhắc đến đó là chị Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh. Vốn là người có gốc gác Hà thành và dân tộc Kinh nhưng từ khi sống và làm việc ở đất Hòa Bình, chị luôn xuất hiện trước các diễn đàn quan trọng với bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mường. Làm việc với chị, tôi hiểu, chị khoác trên mình bộ trang phục ấy vì chị yêu nó, nâng niu nó như tất cả những cổ vật mà chị được giao trách nhiệm lưu giữ. Cũng như nhiều người khác, tôi nghĩ công việc của những cán bộ bảo tàng nhàn nhã, đơn điệu nhưng khi được “mục sở thị” và nghe kể về những công việc chị đã và đang làm tôi thực sự cảm phục với lòng say mê, nhiệt huyết ở chị. Tháng nào chị cũng có mặt ở cơ sở để kiểm tra di tích, xác minh nguồn gốc di tích để đề xuất với ngành, với tỉnh phương án trùng tu, bảo vệ, tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý di tích...
Ai đã từng có thú du lịch thăm quan các hang động hẳn đều biết: những hang động ấy không mọc lên ở những nơi trung tâm, bằng phẳng và đông dân cư mà phải là nơi xa xôi, thậm chí là hiểm trở. Trước khi hang động ấy được cấp bằng di tích thì đã phải có hàng chục lượt đoàn công tác tới đó để xác minh, khai quật, thẩm định... Chị Thi và những người đồng nghiệp có mặt trong tất cả những chuyến đi mở đường đó. Khi các di tích đã được đưa vào diện quản lý thì ngay khi có sự cố mất cắp đồ vật hay bị xuống cấp do thiên tai... phải lập tức có mặt để xử lý. Gắn bó nhiều với di tích nên khi biết tôi muốn tìm hiểu, chị kể rành mạch các di tích ở xóm, xã, huyện nào trong tỉnh, có giá trị văn hóa, lịch sử, tầm ảnh hưởng như thế nào, được cấp bằng di tích cấp nào, năm bao nhiêu. Tôi hẹn gặp chị vào một ngày cuối năm, dù đang chạy xô với công việc chị vẫn dành thời gian kể về những chuyến đi để chăm sóc, bảo vệ các di tích - những “đứa con” tinh thần của mình.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Ngày 26/2 (tức ngày 8 Tết Ất Mùi) huyện Tân Lạc đã tổ chức Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2015. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo Huyện uỷ, UBND các huyện, thành phố trong và ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 26/2 (mùng 8 tháng giêng âm lịch), tại xã Bình Chân, UBND huyện Lạc Sơn đã tổ chức Lễ hội Đình Cổi xuân Ất Mùi 2015. Tới dự lễ hội có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện Lạc Sơn, đông đảo du khách thập phương và nhân dân trong huyện.
(HBĐT) - Tết đến rồi, nếu ai đó muốn hòa mình vào không khí tươi vui, ấm áp hương xuân, thấm đẫm tinh thần cộng đồng hãy về với các xã ven đô. Đó là lời nhắn nhủ của những cán bộ làm công tác quản lý văn hóa của TPHB. Bởi hơn ai hết họ là những người hiểu rõ phong tục tập quán, nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần của người dân ở từng vùng, từng cụm dân cư trên địa bàn.
(HBĐT) - Dẫu mới đặt chân tới đất Mường Bi (Tân Lạc) chừng mươi lần, mục đích của mỗi chuyến đi khác nhau và thường chỉ lưu lại đó một ngày trọn vẹn nhưng đất và người nơi đây đã vun đắp cho tôi những cảm xúc đẹp. Từ “yêu”, đến “tin”, tôi tin rằng ở dải đất Mường Bi luôn có một làn gió thoảng mong manh hơn dải lụa mềm nhưng mang theo những điều kỳ diệu là cốt cách văn hóa, nét đặc trưng của người Mường Bi thổi tràn từ nơi này đến nơi khác, đời này qua đời khác và cho đến hôm nay.
Nhiều địa phương trong tỉnh tổ chức khai hội đầu năm
(HBĐT) - Ngày 24/2 (mùng 6 Tết âm lịch), tại sân vận động xã Dũng Phong (Cao Phong) đã diễn ra lễ khai mùa Mường Thàng. Khoảng 8.000 người dân trong xã, trong vùng đã đến tham dự.
(HBĐT) - Cùng với cả nước, mùa xuân đã hiện hữu trên từng con phố, trong mỗi nhà và mọi người dân Hòa Bình. Xuân sang mang theo hơi ấm của tình người, lòng người cởi mở chào đón một năm mới an lành và may mắn. Với việc được nghỉ Tết sớm từ ngày 27 âm lịch, công việc chuẩn bị Tết không còn hối hả, tất bật như mọi năm. Trên những tuyến đường trang hoàng rực rỡ cờ hoa, không còn những dòng người vội vã, hối hả ngày cuối năm mà có cảm giác người đi sắm Tết cũng là đi chơi Tết, ngắm Tết. Thời tiết cũng chiều lòng người, trong cả kỳ nghỉ Tết, nắng ấm chan hòa càng làm bừng lên cảnh sắc và những gương mặt rạng rỡ du xuân.