Ngày 11-9, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhất trí thông qua các biện pháp trừng phạt mới đối với CHDCND Triều Tiên trong một bản nghị quyết đã được loại bỏ một số nội dung so với dự thảo trước đó của Mỹ như cấm hoàn toàn Bình Nhưỡng nhập khẩu dầu mỏ hay phong tỏa tài sản của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.


Theo nội dung bản nghị quyết được thông qua, Triều Tiên bị cấm nhập khẩu tất cả các loại khí hóa lỏng và ngưng tụ. Bản nghị quyết cũng đặt ra hạn mức nhập khẩu dầu thô của Triều Tiên bằng mức mà nước này đã nhập khẩu trong vòng 12 tháng qua, đồng thời giới hạn lượng sản phẩm xăng dầu tinh chế mà Bình Nhưỡng được nhập khẩu mỗi năm ở mức 2 triệu thùng. Bên cạnh đó, bản nghị quyết cũng cấm Triều Tiên xuất khẩu toàn bộ các sản phẩm dệt may và cấm các quốc gia cấp giấy phép lao động cho các công nhân Triều Tiên.

Bản nghị quyết kêu gọi "nỗ lực hơn nữa trong việc giảm căng thẳng để hướng tới triển vọng đạt được một giải pháp toàn diện" và nhấn mạnh "sự cấp bách trong việc đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa toàn bộ, có thể xác nhận được và không thể đảo ngược trên bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp hòa bình".

Bản nghị quyết cũng nhấn mạnh cam kết của HĐBA LHQ về việc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Triều Tiên, và về "một giải pháp ngoại giao và hòa bình để giải quyết tình hình" đồng thời bày tỏ "lo ngại rằng những tiến triển trên bán đảo Triều Tiên có thể tác động nguy hiểm tới an ninh khu vực". Bản nghị quyết cũng nêu rõ HĐBA "sẽ có những biện pháp mạnh mẽ hơn" trong trường hợp Triều Tiên tiến hành một vụ thử hạt nhân hay tên lửa đạn đạo mới.

Sau cuộc bỏ phiếu, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley tuyên bố đây vẫn chưa phải là những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất mà Triều Tiên bị áp đặt và kêu gọi tất cả các quốc gia tuân thủ đầy đủ và tích cực bản nghị quyết này. Bà Haley nhấn mạnh Mỹ không muốn chiến tranh và nói "Triều Tiên vẫn chưa bước qua điểm mốc không thể quay đầu". Bà nói rằng nếu Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân của mình và chứng tỏ rằng họ có thể sống trong hòa bình, thế giới sẽ chung sống hòa bình với quốc gia này.

Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Liu Jieyi kêu gọi Triều Tiên "nghiêm túc cân nhắc sự kỳ vọng và mong muốn của cộng đồng quốc tế", yêu cầu tất cả các bên bình tĩnh và không gây thêm căng thẳng.

Dệt may là nguồn xuất khẩu lớn thứ hai của Triều Tiên sau than và các khoáng sản khác, ước tính đạt giá trị lên tới 752 triệu USD vào năm 2016. Gần 80% trong số này được xuất khẩu tới Trung Quốc. Trong khi đó, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết hiện Triều Tiên đang nhập khẩu khoảng 4,5 triệu thùng các sản phẩm xăng dầu mỗi năm. Như vậy, với hạn mức 2 triệu thùng bị áp đặt, lượng xăng dầu nhập khẩu của nước này bị cắt giảm hơn 50%.

Về các lao động Triều Tiên ở nước ngoài, các quan chức Mỹ cho rằng việc cấm cấp phép lao động sẽ gây thiệt hại cho Triều Tiên khoảng 500 triệu USD mỗi năm sau khi các giấy phép lao động hiện nay hết hạn. Mỹ ước tính hiện có khoảng 93.000 lao động Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài.

Trước đó, Nga và Trung Quốc đã kêu gọi bản nghị quyết nên tập trung vào một giải pháp chính trị nhằm giảm leo thang cuộc khủng hoảng chung quanh chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Hai nước này đề xuất giải pháp theo đó Triều Tiên ngừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân để đổi lấy việc Mỹ và Hàn Quốc ngừng các cuộc tập trận chung. Tuy nhiên, Mỹ đã bác bỏ đề xuất này.

Sau nhiều cuộc thương lượng giữa Mỹ và Trung Quốc, một dự thảo nghị quyết mới đã được trình lên HĐBA LHQ để thông qua với nội dung đã được giảm nhẹ đi đáng kể. Trong bản dự thảo nghị quyết của mình, Mỹ đề nghị phong tỏa tài sản và cấm đi lại đối với nhà lãnh đạo Kim Jong Un và bốn quan chức cấp cao trong đảng và chính phủ Triều Tiên. Đồng thời, Mỹ cũng muốn phong tỏa tài sản của hãng hàng không quốc gia Air Koryo, cùng năm thực thể quân đội và Đảng Lao động Triều Tiên. Tuy nhiên, trong bản nghị quyết được thông qua đã bỏ phần lớn các nội dung này, chỉ một quan chức cao cấp và ba cơ quan thuộc Đảng Lao động Triều Tiên bị đưa vào danh sách đen bị trừng phạt.

Bản nghị quyết của HĐBA thể hiện sự phản ứng nhanh chóng đối với vụ thử hạt nhân thứ sáu và là vụ thử lớn nhất của Triều Tiên hôm 3-9, cũng như các vụ thử tên lửa đạn đạo liên tục địa mà quốc gia này tuyên bố có khả năng vươn tới lãnh thổ Mỹ. Đây là nghị quyết thứ 9 mà 15 nước thành viên HĐBA LHQ nhất trí thông qua để trừng phạt Triều Tiên chung quanh các chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này kể từ năm 2006 đến nay.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã ra thông cáo tuyên bố nước này theo đang dõi sát sao các động thái của Mỹ và cảnh báo đã "sẵn sàng và sẵn lòng" có các biện pháp phản ứng. Bản thông cáo cảnh báo Mỹ sẽ phải trả một cái giá nặng nề nếu các lệnh trừng phạt mà Washington đề xuất được thông qua.

 

 

                                    Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục