Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Phòng Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh; lãnh đạo Công an thành phố Hòa Bình đã lắng nhe, giải đáp những khó khăn, vướng mắc và ghi nhận những kiến nghị của các đồng chí trong tổ công tác thực hiện Đề án 06/CP tại cơ sở. Trong đó, tập trung vào các vấn đề như vai trò của các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 06/CP; các biện pháp, phương pháp tổ chức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về Đề án; những khó khăn, tồn tại trong vận hành dữ liệu dân cư; các vấn đề liên quan đến thẩm quyền và phương pháp thực hiện, giải quyết dữ liệu cư trú mới tại cấp phường, xã; những vấn đề cần quan tâm trong thực hiện Luật Cư trú mới năm 2020, nhất là sau ngày 31/12/2022; vấn đề liên quan đến việc cấp, quản lý căn cước công dân và định danh điện tử như hủy số định danh cá nhân do có sai sót để kiểm tra, phúc tra lại thông tin công dân; thẩm quyền của Trưởng Công an phường, xã trong việc thực hiện các nội dung, lĩnh vực có liên quan đến Đề án 06/CP thuộc lĩnh vực của Công an quản lý; vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin trong việc đăng ký xe máy thông tại phường, xã; vấn đề trang bị các thiết bị thiết yếu và tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ để phục vụ triển khai Đề án 06/CP tại cơ sở; vấn đề về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin khi triển khai thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến người dân trên môi trường mạng...
Ngoài những ý kiến, kiến nghị trực tiếp tại tội nghị, các đơn vị chức năng Công an tỉnh và Công an thành phố Hòa Bình cũng đã tiếp nhận hàng chục câu hỏi, kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Đề án 06/CP tại cơ sở. Việc giải đáp những khó khăn, vướng mắc một cách sát thực, kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác triển khai thực hiện Đề án 06/CP tại Công an thành phố Hòa Bình thời gian qua cũng như trong thời gian tới.
M.H