Ngày 4/10, Công an thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thực hiện theo chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an Thành phố về việc đấu tranh, triệt phá các băng nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao, mới đây đơn vị đã triệt phá hai đường dây làm giả căn cước công dân gắn chíp và nhiều loại giấy tờ khác.
Cụ thể, vào ngày 28/9, Công an thành phố Thủ Đức bắt giữ Nguyễn Văn Duy (sinh năm 1981, ngụ quận Bình Thạnh), Trần Đình Nam (sinh năm 1991, ngụ quận Gò Vấp) và Phạm Duy Linh (sinh năm 2000, ngụ tỉnh Bình Định). Trong đó, Duy là đối tượng bị Công an huyện Nhà Bè truy nã về tội "Bắt giữ người trái pháp luật".
Qua điều tra xác định, Duy biết bị truy nã nên dùng chứng minh nhân dân giả để thuê căn nhà ở thành phố Thủ Đức, sau đó nảy sinh ý định làm giấy tờ giả cho những người có nhu cầu để lấy tiền. Duy tự trang bị máy vi tính, máy in màu, máy photocopy để làm bằng giả và thuê Nam, Linh giúp sức với tiền công 10 triệu đồng/tháng. Để tìm khách, Duy đăng thông tin nhận làm căn cước công dân, bằng cấp giả lên các trang mạng xã hội. Khi khách có nhu cầu, Duy sẽ liên hệ, thỏa thuận giá cả 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng tùy loại.
Tùy loại giấy tờ khách yêu cầu, nhóm này lên mạng tải các phôi tương ứng rồi điền thông tin khách hàng vào. Ngoài ra, chúng còn tinh vi tạo mẫu con dấu rồi in ra và dùng máy chiếu, keo nhựa trong suốt khắc thành mặt dấu mộc và lên mạng tìm mẫu chữ ký của người có thẩm quyền cấp bằng tương ứng với từng thời gian. Sau khi in ra, Duy ký vào phôi theo mẫu chữ ký tìm được để hoàn thiện giấy tờ giả rồi gửi cho khách hàng qua dịch vụ vận chuyển. Khám xét nơi ở của các đối tượng, Công an thu giữ nhiều máy móc, thiết bị, phôi bằng và các giấy tờ mà nhóm này làm giả chưa kịp giao cho khách.
Ngày 29/9, Công an thành phố Thủ Đức tiếp tục bắt giữ 3 đối tượng là Nguyễn Văn Thái (sinh năm 1992, ngụ tỉnh Quảng Nam), Võ Văn Tư (sinh năm 1988, ngụ tỉnh Quảng Ngãi), Phạm Văn Triều (sinh năm 1982, ngụ tỉnh Bạc Liêu) tổ chức làm giả giấy tờ. Khám xét nơi ở các đối tượng, Công an thu giữ nhiều máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu dùng cho việc in ấn cùng nhiều bộ giấy tờ, bằng tốt nghiệp, sổ đỏ và căn cước công dân gắn chíp giả.
Theo điều tra, Tư giỏi về công nghệ photo, in ấn; Thái có một số máy móc, thiết bị dùng để làm giấy tờ giả. Tư và Thái thỏa thuận cùng làm và chia tiền. Để kiếm được khách, nhóm này tạo trang mạng và quảng cáo lên đó. Sau khi giấy tờ được làm giả xong, Tư và Thái sẽ thuê Triều đi giao cho khách, với tiền công 100 - 300 nghìn đồng tùy địa chỉ.
Công an thành phố Thủ Đức cho biết, hai đường dây này lên kế hoạch để làm giả căn cước công dân gắn chíp cho những người dân có nhu cầu làm nhanh, hoặc cho những người cần giấy tờ giả vào mục đích phi pháp. Hiện nay, Công an thành phố Thủ Đức và Công an 21 quận, huyện - Công an Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực làm căn cước công dân gắn chíp cho người dân. Người dân khi có nhu cầu làm căn cước công dân gắn chíp hoặc các loại giấy tờ khác, nên liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tránh vi phạm pháp luật hoặc bị kẻ xấu lừa đảo.
Theo TTXVN
Thời gian gần đây, các đường dây, băng nhóm buôn lậu, ma túy đã mở rộng hình thức vận chuyển qua đường hàng không, đặc biệt là qua hình thức chuyển phát nhanh.
(HBĐT) - Vừa qua, qua công tác nắm tình hình, nắm địa bàn, Công an huyện Yên Thủy nhận được tin báo từ quần chúng nhân dân về việc Quách Thị B (SN 1956), trú tại xã Yên Trị có hành vi sử dụng, lưu hành tiền giả. Sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Yên Thủy tiến hành xác minh, khám xét khẩn cấp chỗ ở của Quách Thị B, thu giữ 11 tờ tiền polime mệnh giá 500.000 đồng là tiền giả. Cùng ngày, Công an huyện tiếp nhận 3 tờ tiền polime giả mệnh giá 500 nghìn đồng do anh Bùi Văn Q (SN 1992), trú tại xã Yên Trị đến Công an huyện giao nộp.
(HBĐT) - Thời gian qua liên tiếp ghi nhận tình trạng thanh, thiếu niên (TTN), học sinh, sinh viên (HSSV) điều khiển xe mô tô, xe máy điện không chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Số lượng TTN, HSSV không đội mũ bảo hiểm, đi hàng 3, hàng 4, lạng lách, đánh võng, cá biệt có trường hợp phóng nhanh với tốc độ lớn tạt đầu xe ô tô có chiều hướng gia tăng.
(HBĐT) - "Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng (KGM)”. Đó là cảnh báo nghiêm túc của các cơ quan chức năng trước thực tế tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản (LĐCĐTS) trên KGM có những diễn biến phức tạp.
(HBĐT) - Theo thông tin từ lực lượng chức năng, vào hồi 10h00’ ngày 2/10/2022, Công an huyện Mai Châu đã thi hành Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Ngần Văn Đông (SN 1994), trú tại xóm Chiềng Hạ, xã Mai Hạ (Mai Châu) về hành vi "chống người thi hành công vụ”.
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, toàn Đảng bộ tỉnh hiện có 421 đảng viên là người theo tôn giáo. 21 người có tôn giáo tham gia cấp ủy chi bộ và BCH đảng bộ cơ sở. Cấp ủy, chính quyền các địa phương đã tăng cường công tác quản lý đảng viên, tạo điều kiện cho đảng viên là người theo tôn giáo đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức CT-XH, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh những năm qua diễn ra cơ bản ổn định. Điều này phần nào thể hiện rõ chủ trương, quan điểm của tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng pháp luật.