Sau một ngày làm việc, chiều 20-1, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", theo Ðiều 79 Bộ luật Hình sự. Cùng phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", bị cáo Nguyễn Tiến Trung bi phạt bảy năm tù, hai bị cáo Lê Công Ðịnh và Lê Thăng Long cùng bị phạt năm năm tù.

Phiên tòa do ông Nguyễn Ðức Sáu, Chánh Tòa Hình sự TAND TP Hồ Chí Minh làm Chủ tọa; ông Ðỗ Ngọc Oánh và ông Trần Văn Cảnh, đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh giữ quyền công tố theo ủy quyền của VKSND Tối cao. Bào chữa cho bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức là luật sư Triệu Quốc Mạnh; bào chữa cho Nguyễn Tiến Trung là luật sư Ðoàn Thái Duyên Hải. Lê Công Ðịnh tự bào chữa. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử (HÐXX) đã chấp thuận yêu cầu không nhận luật sư bào chữa là Nguyễn Minh Tâm của bị cáo Lê Thăng Long; đồng thời, HÐXX cũng bác yêu cầu vô căn cứ của bị cáo Thức khi bị cáo này yêu cầu thay đổi thành phần HÐXX, đòi thay đổi công tố viên.


Tại cơ quan điều tra và phiên tòa, hành vi phạm tội của các bị cáo đã được xác định cụ thể như sau: Tháng 11-2001, Trần Huỳnh Duy Thức thành lập Công ty cổ phần in-tơ-nét Một kết nối, giữ chức vụ Tổng giám đốc. Cuối năm 2005, Thức thành lập tổ chức có tên gọi "Nhóm nghiên cứu chấn", lôi kéo thêm bốn đối tuợng khác là nhân viên trong công ty bao gồm Lê Thăng Long, Lê Thị Thu Thu, Trần Thị Thu và Cù Thị Phương vào nhóm. Với vai trò chủ mưu, Thức phụ trách chung, vạch phương hướng hoạt động của nhóm. Thức phân công Lê Thăng Long phụ trách phát triển lực lượng trong nước, Lê Thị Thu Thu giúp Thức theo dõi quan hệ với nước ngoài; Trần Thị Thu soạn thảo tài liệu; Cù Thị Phương sửa lỗi chính tả các tài liệu do Thức làm ra trước khi tung lên mạng in-tơ-nét và chuyển ra nước ngoài. Thức đề ra kế hoạch, phương thức hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm: Soạn thảo "Tuyên ngôn lạc hồng"; làm tài liệu có nội dung xuyên tạc, chống đối Nhà nước; phao tin đồn nhảm gây mất niềm tin trong nhân dân; tập hợp lôi kéo những người trí thức, trong đó tập trung vào các nhà báo, luật sư, tham gia "Nhóm nghiên cứu chấn"; kêu gọi các tổ chức bên ngoài có tư tưởng thù địch chống Việt Nam, ủng hộ... Thức trực tiếp làm 53 tài liệu, tàng trữ bảy tài liệu khác có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, chống Nhà nước, chống phá sự điều hành của Chính phủ, rồi đưa lên mạng in-tơ-nét...


Tháng 1-2009, Trần Huỳnh Duy Thức đi Mỹ gặp Nguyễn Sỹ Bình, câu kết với tổ chức phản động lưu vong có tên gọi là "Ðảng dân chủ Việt Nam". Thức cùng Nguyễn Sỹ Bình, Lê Công Ðịnh thống nhất phương thức hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân qua kế hoạch có tên là "Con đường Việt Nam". Trong đó, Thức đã viết xong phần đầu.


Trong thời gian học tập tại Pháp, tháng 5-2006, Nguyễn Tiến Trung thành lập tổ chức phản động có tên là "Tập hợp thanh niên dân chủ" với mục đích tập hợp lực lượng hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tháng 12-2006, Trung tham gia tổ chức phản động có tên gọi "Ðảng dân chủ Việt Nam", được phân vào "Ban thường vụ". Cùng với việc tập hợp, chỉnh sửa "Cương lĩnh", "Ðiều lệ" của tổ chức này, Trung còn lôi kéo nhiều đối tượng khác tham gia. Nguyễn Tiến Trung đã làm 65 tài liệu có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam.


Tháng 6-2008, Lê Công Ðịnh tham gia tổ chức phản động có tên "Ðảng dân chủ Việt Nam". Trong quá trình tham gia, Lê Công Ðịnh đã chỉnh sửa cái gọi là "Ðiều lệ" của "Ðảng dân chủ Việt Nam"; nghiên cứu soạn thảo cái gọi là "Hiến pháp" của "Ðảng dân chủ Việt Nam" nhằm thay thế Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi lật đổ được chính quyền nhân dân. Lê Công Ðịnh thành lập tổ chức chống Nhà nước Việt Nam với tên gọi "Ðảng lao động Việt Nam" để tập hợp lực lượng hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. Lê Công Ðịnh đã làm ra 33 tài liệu, tàng trữ 24 tài liệu, 32 cuốn sách có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước; tham gia khóa huấn luyện về phương pháp đấu tranh "bất bạo động" do tổ chức khủng bố có tên "Việt tân" tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.


Lê Thăng Long, cuối năm 2005, tham gia tổ chức chống Nhà nước có tên gọi "Nhóm nghiên cứu chấn" do Trần Huỳnh Duy Thức lập ra. Long cùng Thức lập kế hoạch nhằm lật đổ chính quyền. Lê Thăng Long làm ra 13 tài liệu, tàng trữ năm tài liệu có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước; Long tự ứng cử đại biểu QH khóa XII với mưu đồ thực hiện kế hoạch "Chấn kế" chống phá Nhà nước.


Tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa, các bị cáo Lê Công Ðịnh, Nguyễn Tiến Trung tỏ ra ăn năn hối cải, khai báo thành khẩn, xin được khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt. Hai bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long tỏ ra ngoan cố, quanh co chối tội, không thành khẩn khai báo những hành vi phạm tội đã gây ra.


Hội đồng xét xử nhận định, đây là vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm an ninh quốc gia. Hoạt động phạm tội của các bị cáo có tổ chức chặt chẽ, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, có sự câu kết móc nối với các tổ chức phản động người Việt Nam lưu vong nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Ðể thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo đã sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng in-tơ-nét, liên lạc trao đổi với nhau bằng mật khẩu; làm tàng trữ, tán phát nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc, chống Nhà nước rồi đưa lên mạng in-tơ-nét nhằm kích động gây nghi ngờ, làm mất lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước.


Căn cứ các tài liệu thu thập tại cơ quan điều tra, những lời khai tại phiên tòa, Hội đồng xét xử khẳng định có đủ căn cứ kết luận các bị cáo đã phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Việc truy tố xét xử đối với các bị cáo là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Các bị cáo phải chịu hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội đã gây ra. Hai bị cáo Lê Công Ðịnh và Nguyễn Tiến Trung do có thái độ ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, bản thân chưa có tiền án tiền sự nên được Hội đồng xét xử áp dụng chính sách khoan hồng của Nhà nước, giảm một phần hình phạt mà lẽ ra các bị cáo phải chịu.
 
 
 
                                                                               Theo ND

Các tin khác

Luật sư Lê Công Định lúc bị bắt.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đến năm 2020: Việt Nam có 1.000 luật sư chuyên sâu

Thủ tướng vừa phê duyệt đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ 2010-2020”.

Những người tình nguyện vì sự bình yên cộng đồng

(HBĐT) - Giữa bộn bề công việc của cuộc sống đời thường, không một đồng lương hay phụ cấp, họ vẫn dành thời gian và tâm huyết sắm vai những người “vác tù và hàng tổng” để đem lại sự bình yên cho thôn xóm. “Họ” là những thành viên Đội hoạt động xã hội tình nguyện xã Tử Nê, huyện Tân Lạc.

Cuộc đại thử nghiệm chống ùn tắc giao thông ở Hà Nội

Năm 2009, ngành Giao thông vận tải Thủ đô đã có một cuộc “đại cách mạng” trên đường phố. Đó là việc đồng loạt "nắn" lại các điểm nút giao thông, "cưỡng chế" người dân tuân thủ luồng tuyến. Đây có phải là giải pháp tối ưu trong lúc hạ tầng cho giao thông của thành phố chưa đi cùng với sự phát triển của các phương tiện giao thông?

Cảnh báo đối tượng tuổi “teen” gây án

Liên tiếp trong thời gian gần đây, tại địa bàn tỉnh Thái Bình đã xảy ra những vụ án mà hung thủ là các đối tượng đều đang ở độ tuổi thanh niên mới lớn. Có vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng mà kẻ thủ ác lại chính là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ra tay rất tàn nhẫn, mất hết tính người mà nguyên nhân có thể chỉ từ một cái "nhìn đểu" thiếu thiện cảm, sự châm chọc bằng vài lời nói, hay một kiểu đi xe đánh võng trên đường...

Những tình tiết “chưa được kể” trong vụ bắt cóc con tin tại Huế

Thượng tá Mai Xuân Nghĩa, Thủ trưởng cơ quan điều tra hình sự khu vực 4 (thuộc quân khu IV, đóng tại TP Huế) đã kể lại với Báo chí những tình tiết chưa được công bố ngay trong đêm diễn ra trọng án.

Phía sau một phiên tòa

M. đã không biết và cũng không thể làm gì để đòi lại sự công bằng cho mình. Còn người thân của M. lại đem nỗi bất hạnh của em ra toan tính, mặc cả và xúc phạm lẫn nhau

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục