Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung cho các tỉnh, thành phố năm học 2022-2023.

Ảnh minh họa. (Duy Linh)

Ảnh minh họa. (Duy Linh)

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký văn bản số 35851/BGDĐT-NGCBQLGD về việc triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông cho năm học mới theo Quyết định số 72-QĐ/TW.

Tại Quyết định số 72-QĐ/TW về biên chế các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Để triển khai thực hiện tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung cho các tỉnh, thành phố năm học 2022-2023. Số lượng biên chế bổ sung cụ thể của từng cấp học được quy định cụ thể.

Việc tuyển dụng biên chế giáo viên thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật; ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Tập trung các giải pháp để bảo đảm nguồn tuyển dụng biên chế giáo viên như: Thông tin rộng rãi về biên chế tuyển dụng, làm việc với các cơ sở đào tạo để có nguồn tuyển dụng, trao đổi với các địa phương khác để phối hợp tuyển dụng theo các môn học đáp ứng yêu cầu... Về lâu dài, các địa phương cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026.

Ngoài ra, tiếp tục chỉ đạo rà soát, xác định cụ thể số lượng, cơ cấu giáo viên còn thiếu của địa phương theo từng cấp học, môn học đến năm 2026 báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ để bổ sung biên chế giáo viên trong tổng số biên chế giáo viên bổ sung đến năm 2026 nhằm bảo đảm lộ trình và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế, chỉ đạo sắp xếp, dồn dịch các điểm trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đảm bảo tính hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập, tham gia xã hội hóa giáo dục để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và đồng bộ các giải pháp khác.

                                                                             Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Đào tạo nhân lực ngành điện tử không đủ đáp ứng nhu cầu

Trước đây là Intel và Samsung, mới đây nhất là 11 nhà máy trong chuỗi cung ứng của Apple chuyển sang VN, góp phần khiến nhân lực ngành điện tử đã thiếu nay càng khan hiếm nghiêm trọng.

Chuyên gia nói gì về điểm chuẩn học bạ cao

Trong những ngày qua, nhiều trường đã công bố mức điểm chuẩn xét tuyển học bạ, có những ngành cao kỷ lục là 32,18/30 điểm. Một số chuyên gia cho rằng, mức điểm này đều có lý do riêng.

Cách sắp xếp nguyện vọng để tránh trượt đại học

Thí sinh tham gia xét tuyển đại học có gần 1 tháng để đăng ký trên hệ thống lọc ảo chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lời khuyên của các chuyên gia lúc này là các em cần cẩn trọng với những quy định rất mới của Bộ trong năm nay để vào được ngành, trường yêu thích.

Trường mầm non tư thục Sao Mai: Bước chuyển mới sau thời kỳ “lao đao” bởi dịch Covid-19

(HBĐT) - Trong những năm qua, trường mầm non tư thục (MNTT) Sao Mai là một trong những trường mẫu giáo được đông đảo phụ huynh trên địa bàn TP Hòa Bình tin tưởng cho con em theo học. Số lượng trẻ được nhà trường chăm sóc, giáo dục luôn đứng đầu trên toàn tỉnh, bình quân từ 500 - 600 trẻ mỗi năm.

Trường đại học không nên chỉ xét tuyển dựa vào học bạ

Bộ GD-ĐT công bố kết quả đối sánh trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT và trung bình điểm học bạ lớp 12 từng môn ở từng địa phương. Ở tất cả các môn, điểm thi đều thấp hơn so với điểm học bạ.

Ban hành thông tư quy định về đánh giá học viên học chương trình xóa mù chữ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 10/2022/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá học viên học chương trình xóa mù chữ. Thông tư gồm 5 chương, 18 điều quy định về đánh giá học viên học chương trình xóa mù chữ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục