Để thành lập trường ĐH thì vốn điều lệ tối thiểu là 150 tỷ đồng được góp bằng tiền từ các nguồn hợp pháp (không kể giá trị về đất đai), chỉ để đầu tư xây dựng trường.
Đây là một trong những nội dung lấy ý kiến dự thảo quyết định ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học mà Bộ GD-ĐT vừa đưa ra.
Ngoài vấn đề về vốn điều lệ thì việc thành lập trường đại học phải bảo đảm các điều kiện: Có đề án thành lập trường đại học phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch mạng lưới các trường đại học đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đề án thành lập trường đại học phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, chương trình, ngành nghề, quy mô đào tạo, cơ cấu tổ chức, quản lý, quy hoạch đất đai, nguồn vốn xây dựng trường, kế hoạch và lộ trình đầu tư phát triển, bảo đảm phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và địa phương.
Ý kiến chấp thuận bằng văn bản về thành lập trường tại địa phương của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính và giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư thành lập trường đại học tư thục.
Bên cạnh đó, diện tích đất xây dựng trường không ít hơn 5 ha, và đạt mức bình quân tối thiểu 25 m2/1 sinh viên tính tại thời điểm trường có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch 10 năm đầu sau khi thành lập. Có cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy, người lao động khác trong nhà trường.
Dự thảo cũng nêu rõ, hết thời hạn 4 năm, kể từ khi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực, nếu trường không chuẩn bị được các điều kiện để được phép hoạt động giáo dục thì Bộ GD-ĐT trình Thủ tướng Chính phủ thu hồi quyết định thành lập trường hoặc quyết định cho phép thành lập trường.
Riêng vấn đề được phép hoạt động sau khi được có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường thì dự thảo quy định khá chặt chẽ.
Chẳng hạn như, trường phải có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo, trong đó mỗi ngành, chuyên ngành có ít nhất 1 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 3 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký; có đủ số lượng kỹ thuật viên, nhân viên thí nghiệm, thực hành với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của các ngành đào tạo. Có chương trình đào tạo, đề cương các môn học theo quy định của Bộ GD-ĐT….
Dự thảo này sẽ được trưng cầu lấy ý kiến đến hết ngày 25/10. Sau khi nhận các ý kiến đóng góp Bộ GD-ĐT sẽ tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Quyết định.
Theo DanTri
Bất kỳ hình thức ép buộc nào hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh là vi phạm pháp luật, gây ra ảnh hưởng xấu cho ngành giáo dục và đào tạo.
(HBĐT) - ở một tỉnh miền núi như Hoà Bình, với 70% là người dân tộc thiểu số, có nhiều trường ở vùng cao, vùng sâu, thì việc đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho giáo dục dân tộc.
Ngày 20/9/2010 Tạp chí Newsweek trên trang Giáo dục đã có bài báo về xu hướng các doanh nghiệp lớn mở trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng đúng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp. Bài báo một lần nữa khẳng định định hướng đúng đắn của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong việc quyết tâm xây dựng Trường Đại học Dầu khí Việt Nam.
Đa phần phụ huynh cho biết đóng BHYT ở trường cùng các khoản đầu năm “cho xong chuyện”; đến UBND phường hay BHXH mua cũng mất thời gian và không rẻ hơn
Ngày 17-10, 143 học sinh THCS tại TPHCM dự thi cuộc thi “Prudential - Văn hay chữ tốt” cấp thành phố.
(HBĐT) - Ngay trong buổi lễ “Tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người” (tháng 4/2010), các ban, ngành ở huyện Yên Thủy đã ủng hộ, quyên góp được 53 triệu đồng. Hoạt động khuyến học nơi vùng đất khó đã mang lại hiệu quả rõ nét; thúc đẩy sự nghiệp GD-ĐT huyện nhà phát triển…