Việc cho các trường ĐH, CĐ ngoài công lập kéo dài thời gian xét tuyển có thể sẽ tạo tiền lệ xấu là cứ không tuyển đủ chỉ tiêu, các trường lại xin và bộ sẽ “gia hạn”
Một tháng sau hạn cuối (30-9) của việc tuyển sinh, nhiều trường ĐH, CĐ vẫn “đứng ngồi không yên” vì không tuyển đủ sinh viên (SV) cho năm học mới.
Nguồn tuyển cạn kiệt
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đặng Thế Huy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Lương Thế Vinh (Nam Định), cho biết số chỉ tiêu còn thiếu của trường không phải nằm ở con số hàng trăm mà là hàng ngàn.
Sinh viên làm hồ sơ nhập học tại Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM. Ảnh: Tấn Thạnh
Lý do là vì kết quả thi thấp hơn năm ngoái, trong khi điểm sàn vẫn giữ nguyên đã khiến nguồn tuyển cạn kiệt. “Ngay cả các trường công lập cũng lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn thì không còn đâu nguồn cho các trường dân lập, tư thục”- ông Huy lý giải.
Ông Ngô Xuân Độ, Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Đô (Hà Nội), cũng cho biết trường chỉ tuyển được 50% chỉ tiêu trong lúc chỉ tiêu ĐH của trường là 1.800, chỉ tiêu CĐ là 1.700. Tuy ít nhưng con số này còn khả quan hơn việc xét tuyển của ĐH Quốc tế Bắc Hà rất nhiều. Đến thời điểm này, trường chỉ tuyển được vẻn vẹn 150 SV...
Bộ ra tay “cứu”
Để “cứu” các trường khỏi cảnh dở khóc dở mếu vì không tuyển được SV, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga vừa ký công văn đồng ý để các trường ĐH, CĐ ngoài công lập điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh.
Cụ thể, các trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu tuyển sinh sẽ được điều chỉnh chỉ tiêu từ trình độ ĐH sang trình độ CĐ (hoặc ngược lại); từ chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy sang hệ liên thông hoặc vừa làm vừa học sao cho tổng chỉ tiêu điều chỉnh không thay đổi so với chỉ tiêu đã xác định năm 2010.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng đồng ý để các trường được phép kéo dài thời gian xét tuyển đến hết ngày 15-11, theo nguyên tắc chỉ được xét tuyển những thí sinh chưa trúng tuyển vào một trường ĐH, CĐ nào và nộp hồ sơ hợp lệ.
Đây không phải là năm đầu tiên các trường ngoài công lập gặp khó khăn trong việc tuyển sinh nhưng với việc cho lùi thời hạn tuyển sinh đến một tháng rưỡi, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT đã có một hành động có thể coi là “cứu” các trường. Chỉ có điều, chính vì thế nên Bộ GD-ĐT đã vi phạm quy chế do chính mình đề ra.
Điều này rất có thể sẽ tạo nên một tiền lệ xấu. Đó là cứ không tuyển đủ SV thì các trường ngoài công lập lại có công văn đề nghị và bộ sẽ lại “gia hạn”. Nhiều chuyên gia về giáo dục cho rằng thay vì “cứu” các trường, Bộ GD-ĐT nên đưa ra những giải pháp để các trường có thể chủ động “cứu” mình trong mỗi mùa thi.
Theo Báo NLĐ
(HBĐT) - Trong khi những đề án ngàn tỉ đồng của bậc ĐH còn đang khó khăn trong tuyển sinh, đào tạo thì Bộ GD-ĐT lại tiếp tục đưa ra đề án “ngàn tỉ” khác ở bậc phổ thông
Nhân dịp về nước làm việc, chiều ngày 8/11, GS Ngô Bảo Châu và lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã tới gặp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng báo cáo về kế hoạch xây dựng Viện nghiên cứu cấp cao về Toán.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, các trường ĐH, CĐ đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề phải có cam kết đảm bảo chất lượng.
Vừa qua, Bộ GD-ĐT đã có công văn cho phép các trường ĐH, CĐ ngoài công lập tiếp tục tuyển sinh 2010, thời gian đến hết ngày 15/11. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường đại học ngoài công lập cho rằng đã quá muộn.
(HBĐT) - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày 7/11, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã tổ chức hoạt động ngoại khoá bộ môn văn - sử - địa với chủ đề “xúc xắc mùa thu”.
(HBĐT) - Tháng 10/1998, cùng với điểm TTHTCĐ xã Phú Nhung (tỉnh Lai Châu), TTHTCĐ Cao Sơn Đà Bắc được Trung tâm nghiên cứu xoá mù chữ và GDTX Viện Khoa học giáo dục) chọn để xây dựng thí điểm.