Đây là khẳng định của GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

 

Phóng viên: Cuộc đua mở trường ĐH, CĐ có thể tái diễn trong thời gian tới khi nhiều địa phương đang lập quy hoạch mở thêm các trường ĐH. Ông nghĩ gì về điều này?

 
- GS Đào Trọng Thi: Nhà nước không hạn chế việc mở thêm trường, tuy nhiên khi thành lập thì phải có đủ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, năng lực quản lý và chương trình, nội dung... Nếu đáp ứng đủ các điều kiện này thì việc thành lập là xác đáng, dù là đầu tư từ ngân sách hay xã hội hóa.
 
Chúng ta đang thiếu nơi học có chất lượng. Đây cũng chính là sự điều chỉnh tốt cho hệ thống các trường ĐH, CĐ bởi rất nhiều trường hiện đào tạo các ngành không đáp ứng nhu cầu của xã hội. Không nên để con em vì không học được ở những trường mong muốn mà buộc đến các trường không có chất lượng.
 
* Dư luận xã hội lo ngại về việc “bùng nổ” các trường ĐH, CĐ “thiếu đủ thứ”. Phải chấn chỉnh tình trạng này ra sao?
 
- Chúng ta mắc sai lầm suốt cả quá trình dài và việc sửa chữa cần có bước đi từ từ, có lộ trình. Nếu đóng cửa ngay tất cả các trường kém chất lượng thì có thể tạo ra sự đổ vỡ trong hệ thống giáo dục ĐH. Hàng ngàn sinh viên đang học dở dang không biết đi về đâu? Nếu cố gắng hết sức thì sớm nhất 5 năm nữa mới giải được bài toán các trường thiếu và “trống” đủ thứ.
 
Các trường mới thì cần phải thực hiện đúng quy định và nghiêm túc rút kinh nghiệm từ những bài học đắt giá vừa qua. Nếu không làm được thì đấy là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước vì đã được cảnh báo mà vẫn tái phạm.
 
* Như ông nói phải mất 5 năm để giải quyết những tồn tại nhưng tại sao tạm thời không dừng việc cấp phép mới?
 
- Không nhất thiết phải dừng nếu trường mới ra tốt hơn, có đủ điều kiện hơn. Hiện quy định, điều kiện thành lập trường đã rất chặt chẽ. Cơ quan quản lý Nhà nước còn để xảy ra chuyện thẩm định thiếu nghiêm túc, “có vấn đề” làm phát sinh các trường không đáp ứng được yêu cầu thì có lỗi rất lớn và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
 
* Ông nhìn nhận ra sao trước việc có những tỉnh nghèo, kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp mà định hướng thành lập tới 5 trường ĐH?
 
- Tất cả phải làm theo quy hoạch. Đối với các tỉnh bình thường thì quy hoạch chỉ có một trường ĐH công lập hoặc ngoài công lập. Việc đề ra quy hoạch nhiều trường là quyền của các tỉnh và họ phải căn cứ trên nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhưng cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục ĐH ở Trung ương, những người chịu trách nhiệm thẩm định việc cấp phép thì phải căn cứ vào quy hoạch phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và địa phương đó để đồng ý phê duyệt hay không chứ không phải cứ đề xuất là được. Nếu vậy thì việc giao thẩm quyền cấp phép còn có ý nghĩa gì.
 
                                                                              Theo Báo NLĐ

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Chất lượng giáo dục cho học sinh huyện Lạc Sơn ngày càng được nâng cao.

Bộ GD-ĐT tự phạm quy

Việc cho các trường ĐH, CĐ ngoài công lập kéo dài thời gian xét tuyển có thể sẽ tạo tiền lệ xấu là cứ không tuyển đủ chỉ tiêu, các trường lại xin và bộ sẽ “gia hạn” Một tháng sau hạn cuối (30-9) của việc tuyển sinh, nhiều trường ĐH, CĐ vẫn “đứng ngồi không yên” vì không tuyển đủ sinh viên (SV) cho năm học mới.

Nhiều quy định... không tưởng!

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo lần 4 thông tư liên tịch hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập với nhiều quy định xa rời thực tế, thiếu khả thi

Các trường ĐH, CĐ phải công khai cam kết chất lượng giáo dục

Ngày 9/11, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường ĐH, CĐ thực hiện Quy chế công khai. Cụ thể như công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và công khai tài chính.

Giao lưu vở sạch, chữ đẹp và trình bày bảng lớp khoa học thẩm mỹ năm học 2010 - 2011

(HBĐT) - Ngày 8/11, tại trường THCS Cửu Long (Lương Sơn), Sở GD&ĐT đã tổ chức cuộc “Giao lưu vở sạch, chữ đẹp và trình bày bảng lớp khoa học thẩm mỹ năm học 2010 - 2011”. Tham gia giao lưu có đại diện các Phòng GD&ĐT huyện, thành phố, các thầy cô giáo, học sinh viết chữ đẹp tiêu biểu của toàn tỉnh.

Một ngôi trường “say” in-tơ-net

(HBĐT) - Chưa có cuộc thi cấp tỉnh nào như thế. Chỉ có đội tuyển của 1 huyện duy nhất có đủ điều kiện dự thi, và đội đại diện cho huyện lại chỉ từ một trường, đó là trường tiểu học Hoà Sơn A. Đồng chí Phạm Tất Đạt, Phó phòng GD-ĐT huyện Lương Sơn khi nói về cuộc thi giải toán qua mạng In-tơ-net ( VIOLYMPIC) đã có lời cảm kích như thế.

Trường ngàn tỉ khó tuyển sinh viên

(HBĐT) - Trong khi những đề án ngàn tỉ đồng của bậc ĐH còn đang khó khăn trong tuyển sinh, đào tạo thì Bộ GD-ĐT lại tiếp tục đưa ra đề án “ngàn tỉ” khác ở bậc phổ thông

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục