Ngày 24/11, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi chọn học sinh giỏi.
Cụ thể, đối với các kỳ thi cấp quốc gia, ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định, thành viên Ban đề thi, chấm thi, phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn giỏi; giám thị không coi thi ở nơi có người học của đơn vị mình dự thi.
Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có 2 buổi thi đối với các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học và 1 buổi thi đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp và Tiếng Trung Quốc; thời gian làm bài thi mỗi buổi thi là 180 phút đối với mỗi môn thi tự luận, 90 phút đối với mỗi môn thi trắc nghiệm, 90 phút tự luận và 45 phút trắc nghiệm đối với môn thi có cả tự luận và trắc nghiệm.
Nội dung đề thi phải nằm trong phạm vi nội dung chương trình thi được quy định cho từng kỳ thi; phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, phân loại được trình độ thí sinh.
Đề thi và đáp án của kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế được công bố trên website Bộ GD-ĐT ngay sau khi chấm thi xong.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/1/2011. Các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.
Theo Dantri
(HBĐT) - Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn, trong những năm qua, Cấp uỷ, chính quyền xã Quý Hòa đã có nhiều nỗ lực lãnh đạo phát triển KT -XH, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên và xuất phát điểm về kinh tế thấp nên Quý Hoà vẫn gặp nhiều khó khăn.
Thứ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa lý giải như vậy về Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp GD ở các cơ sở GD mầm non công lập, trong đó quy định lớp mẫu giáo không quá 35 trẻ/lớp vừa công bố đã có nhiều ý kiến trái chiều.
Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục từ năm học 2010-2011 đến 2014-2015 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2010.
Năm 2011, chỉ tiêu tuyển sinh của nhiều trường ĐH tiếp tục giữ số lượng như năm trước để đảm bảo chất lượng nhưng có trường lại đề nghị Bộ GD-ĐT tăng lên khoảng 20% chỉ tiêu, trong khi đó Bộ quy định các trường chỉ được tăng chỉ tiêu mức cao nhất là 7%.
Các trường trung cấp, CĐ nghề được phép đào tạo lên thông lên ĐH sẽ là cánh cửa rộng mở cho người học. Tuy nhiên sự chênh lệch khá lớn giữa tuyển sinh đầu vào cũng như chất lượng của kì thi liên thông đang là vấn đề cần được giải quyết.
(HBĐT) - Những năm qua, sự nghiệp GD&ĐT của xã Hùng Tiến (huyện Kim Bôi) đã nhận được sự đầu tư, quan tâm đáng kể của các cấp, ngành. Trong đó, điều ghi nhận chính là chăm lo về cơ sở vật chất cho 3 trường mầm non, tiểu học và THCS.