Do lượng sinh viên tăng quá nhanh, nhiều trường ĐH, CĐ đang rơi vào tình trạng quá tải, thiếu các khu chức năng cơ bản, môi trường sư phạm không bảo đảm...Theo Bộ GD-ĐT, TP Hà Nội hiện có 46 trường ĐH và 17 trường CĐ, chưa kể gần 40 trường THCN với tổng số sinh viên (SV) chiếm tới 43% so với cả nước. Con số này của TPHCM là 112 trường. Hai TP này cũng là nơi tập trung nhiều trường ĐH trọng điểm có lượng SV rất lớn.
Bí đường xoay xở
Ông Trần Thanh Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu thiết kế trường học (Bộ GD-ĐT), cho rằng nhìn từ khía cạnh cơ sở vật chất và đặc biệt về tình hình quy hoạch đất đai, các trường ở Hà Nội, TPHCM đang ở trong tình trạng yếu kém với đặc điểm nổi trội là bình quân diện tích quá thấp, tổng quỹ đất nhỏ (chủ yếu dưới 10 ha), thiếu các khu chức năng cơ bản, môi trường sư phạm không bảo đảm...
Theo phân tích của các chuyên gia, nguyên nhân của thực trạng trên chính là do lượng SV tăng quá nhanh, thêm vào đó quỹ đất dành cho các trường vốn đã hạn hẹp lại bị chuyển đổi mục đích, lấn chiếm nghiêm trọng.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với 34 ha được thiết kế cho 2.000 SV vào thập niên 60 của thế kỷ trước, hiện quy mô SV đã hơn gấp 10 lần, trong khi diện tích đất còn lại thì không đầy 50%.
Số trường mới thành lập đều bó buộc trong những diện tích vốn không được thiết kế cho đào tạo hoặc phải sử dụng chung với cơ sở khác. Các trường cũng không được đặt ở những khu vực thuận lợi.
Không ít dự án đầu tư hàng trăm tỉ đồng nhưng dồn vào những cao ốc ở nút giao thông lớn (như dự án cho 15.000 SV của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trên đường Giải Phóng, Hà Nội); nhiều trường được bố trí ở những khu không có đường đô thị đi qua, rất bất tiện cho việc đi lại.
Nhu cầu dãn các trường ĐH ra khỏi nội thành ngày càng trở nên bức bách. UBND TPHCM đã quy hoạch khoảng 2.210 ha đất tại khu đô thị Đông Bắc để bố trí cho khoảng 50 trường di dời.
Kiến nghị thiết thực
Trước những khó khăn đó, nhiều trường ĐH, CĐ đã kiến nghị Chính phủ lập ban chỉ đạo về đầu tư xây dựng các trường ĐH, CĐ. Bên cạnh việc chỉ đạo và giao các địa phương trách nhiệm đền bù, thu hồi và giao đất cho các trường, Chính phủ cũng nên tạo nguồn kinh phí cho các trường. Thực tế, trước phương án hỗ trợ tài chính khoảng 300 tỉ đồng mà Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM đưa ra, các trường chỉ dùng để giải phóng mặt bằng là hết, lấy đâu ra tiền xây trường, mua sắm trang thiết bị. PGS-TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM, cho rằng tốt nhất là các địa phương tổ chức thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và giao đất sạch cho các trường. |
Hà Nội cũng có kế hoạch đưa 40.000 SV của ĐH Quốc gia Hà Nội lên Hòa Lạc, cách Hà Nội 30 km với diện tích mặt bằng lên tới 1.000 ha. Hơn 10 trường ĐH, CĐ khác cũng được bố trí chuyển ra các khu đô thị vệ tinh như Gia Lâm (đào tạo khối nông nghiệp, kỹ thuật và công nghệ), Sóc Sơn (đào tạo kỹ thuật, công nghệ thông tin), Sơn Tây (đào tạo ngành văn hóa xã hội, sư phạm, du lịch...).
Không dễ ra ngoại thành
Việc mở rộng cơ sở cùng với hệ thống trang thiết bị cần nguồn vốn lớn vượt quá khả năng của các trường trong khi ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Giải pháp được đưa ra là dùng phương án hoán đổi cơ sở hiện tại trong nội thành để lấy vốn đầu tư ở ngoại thành.
Ý tưởng nói trên đang được Trường ĐH Sư phạm TDTT TPHCM áp dụng với sự thống nhất của Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính và UBND TPHCM. Theo đó, UBND TPHCM sẽ bán đấu giá một khu đất có giá trị tương đương khu đất cũ của nhà trường để tạo vốn cho trường đầu tư xây dựng cơ sở mới. Sau khi các hạng mục tại cơ sở mới bảo đảm cho đào tạo trường bàn giao cơ sở cũ cho TP.
Tuy nhiên, khi triển khai giải pháp này thì vấp phải khó khăn. Một lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm TDTT TPHCM cho biết khu đất dự kiến dùng để tạo vốn cho trường qua 4 năm vẫn chưa bán được.
Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng thu hồi càng nhiêu khê hơn vì chưa có quy định ưu đãi cho các dự án xây dựng trường. Đó là chưa kể không ít địa phương và người dân vẫn xem các trường như những chủ đầu tư bất động sản.
PGS-TS Phạm Văn Năng, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM, cho biết chủ trương di dời trường đã được bàn bạc hơn 10 năm nay. Ban đầu, TP giao cho trường 70 ha tại phường Long Phước, quận 9, sau đó cắt xuống còn 50 ha nhưng đến nay vẫn chưa làm xong quy hoạch 1/2.000, mặt bằng cũng chưa giải phóng.
Theo Báo NLĐ
Thứ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa lý giải như vậy về Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp GD ở các cơ sở GD mầm non công lập, trong đó quy định lớp mẫu giáo không quá 35 trẻ/lớp vừa công bố đã có nhiều ý kiến trái chiều.
Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục từ năm học 2010-2011 đến 2014-2015 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2010.
Năm 2011, chỉ tiêu tuyển sinh của nhiều trường ĐH tiếp tục giữ số lượng như năm trước để đảm bảo chất lượng nhưng có trường lại đề nghị Bộ GD-ĐT tăng lên khoảng 20% chỉ tiêu, trong khi đó Bộ quy định các trường chỉ được tăng chỉ tiêu mức cao nhất là 7%.
Các trường trung cấp, CĐ nghề được phép đào tạo lên thông lên ĐH sẽ là cánh cửa rộng mở cho người học. Tuy nhiên sự chênh lệch khá lớn giữa tuyển sinh đầu vào cũng như chất lượng của kì thi liên thông đang là vấn đề cần được giải quyết.
(HBĐT) - Những năm qua, sự nghiệp GD&ĐT của xã Hùng Tiến (huyện Kim Bôi) đã nhận được sự đầu tư, quan tâm đáng kể của các cấp, ngành. Trong đó, điều ghi nhận chính là chăm lo về cơ sở vật chất cho 3 trường mầm non, tiểu học và THCS.
Chỉ tay vào vệt nước vẫn in hằn trên bức tường của Trường mầm non Sơn Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh, cô Phạm Thị Hằng, hiệu trưởng nhà trường, vẫn chưa hết bàng hoàng và lo lắng vì cơn lũ lịch sử đi qua đã tàn phá hầu hết trang thiết bị của trường.