Bên lề Quốc hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có cuộc trao đổi với báo giới nhằm nói rõ về mục tiêu phát triển nguồn nhân lực quốc gia

 
- Phóng viên: Xin Phó Thủ tướng nói rõ quy hoạch về nguồn nhân lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và “lỗ hổng” nguồn nhân lực VN hiện nay?
 

- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Trong các năm qua, khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, bộ hay các địa phương thường tập trung lo làm thế nào để có đủ vốn phát triển, quy hoạch sử dụng đất... Nhưng câu hỏi quan trọng là người lao động ở đâu thì chưa được đặt ra đúng mức, dẫn đến đào tạo nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu.
 
Xảy ra tình trạng này là do một thời gian dài chúng ta coi việc chuẩn bị nhân lực như là trách nhiệm của hệ thống giáo dục và dạy nghề. Phân tích kỹ thì chưa hẳn như vậy bởi khi nói đến việc đáp ứng nhu cầu lao động thì phải xác định ngay là ai sử dụng lao động, số lượng, chất lượng ra sao? Câu trả lời từ chính các doanh nghiệp (DN), địa phương, các bộ, ngành. Với quy hoạch này, lần đầu tiên các bộ quản lý ngành nghiên cứu, dự báo và đặt ra kế hoạch nhu cầu nhân lực.
 
- Việc đầu tư và giám sát việc thực hiện quy hoạch này sẽ thực hiện như thế nào, thưa Phó Thủ tướng?
 
- Qua lần này sẽ nắm chắc nhu cầu mỗi địa phương cần bao nhiêu nhân lực, trình độ, ngành nghề gì. Từ đây sẽ sắp xếp lại mạng lưới quy hoạch các trường. Làm rõ Tây Nguyên cần mấy trường đại học, đồng bằng sông Hồng cần những ngành nghề gì... Bước này rất quan trọng bởi lâu nay chúng ta làm quy hoạch trường nhưng dự báo chưa sát với nhu cầu. Lần này chính các bộ, ngành và địa phương phải nói rõ cần bao nhiêu trường.
 
Ngân sách Nhà nước dành 20% cho GD-ĐT, tỉ lệ này không thể tăng lên được. Do vậy, chúng ta phải “liệu cơm gắp mắm”, trong bối cảnh này có bao nhiêu trường đại học là vừa, trường nào do ngân sách Nhà nước lo, trường nào xã hội hóa...
 

Thực tế hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ra trường rồi mới đi tìm việc làm. Trong ảnh: Sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng trong lễ tốt nghiệp. Ảnh: TẤN THẠNH

 
- Việc thí điểm theo cách làm này bắt đầu áp dụng ở Vũng Áng, Hà Tĩnh. Vậy xin Phó Thủ tướng nói rõ thêm?
 
- Tổng giá trị đầu tư khu kinh tế Vũng Áng khoảng 10 tỉ USD, cần khoảng 35.000 lao động qua đào tạo. Để riêng tỉnh Hà Tĩnh thì không thể đào tạo nổi. Vừa qua, Bộ GD-ĐT cùng với Hà Tĩnh lập bài toán đáp ứng nhân lực cho khu kinh tế Vũng Áng. Tại hội nghị đầu tiên đã huy động 15 trường đại học, cao đẳng và dạy nghề để ký các hợp đồng nguyên tắc chuẩn bị đào tạo 35.000 nhân lực. Qua Vũng Áng đã xuất hiện 2 câu hỏi mà từ trước đến nay ngành GD-ĐT chưa trả lời được là lương của những lao động này sẽ là bao nhiêu? Nếu trả lương không xứng đáng thì khó thu hút lao động. 
 

Câu hỏi thứ hai là nếu người Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... về làm cho Vũng Áng thì nơi ở sẽ lo thế nào vì số lượng tới 35.000 người? Do vậy cần quy hoạch khu nhà ở cho kỹ sư, công nhân kỹ thuật với số lượng lớn đã được tính như thế nào? Bộ Xây dựng phải chủ trì giúp Vũng Áng lập quy hoạch và tổ chức lo nhiệm vụ này. Hai nội dung này cần có ban chỉ đạo thí điểm để rút kinh nghiệm và nhân rộng ra nhiều nơi.

 
- VN có tính đến quy định hóa nghĩa vụ nhận sinh viên thực tập của DN, thưa Phó Thủ tướng?
 
- Hiện đã từng bước thí điểm và xây dựng quy chế. DN tham gia vào việc ra đầu bài, hướng dẫn tốt nghiệp cho sinh viên đại học. Nhà nước, nhà trường, DN và nhất là người học phải cùng bắt tay theo hướng “4 nhà hay 4 bên” thì mới giải được bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực. Thực tế hiện nay, sinh viên ra trường rồi mới đi tìm việc làm. Các nước thì ngược lại là chọn nghề cho mình rồi mới chọn trường. Hay từ năm thứ 3 trở đi, ngành giáo dục của họ đã có hướng dẫn thông báo để sinh viên đi tìm việc làm, tạo thành tập quán, sự chủ động cho sinh viên. Sau khi có thông tin từ các DN, sinh viên ngoài ngành cơ bản sẽ học thêm các ngành khác để phù hợp với nhu cầu của xã hội. Lo việc nhân lực cần sự vào cuộc của cả xã hội.
 
 
                                                                               Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục