Thay vì dự khảo sát đầu vào, từ năm học 2010-2011 học sinh (HS) lớp 1 ở TP.HCM có nhu cầu học tiếng Anh tăng cường (TATC) chỉ việc đăng ký với nhà trường. Thông tin này khiến nhiều người mừng rỡ bởi kỳ thi dành cho trẻ chưa đi học đã bị xóa bỏ. Thế nhưng, nhiều trường tiểu học đang lâm vào cảnh dở khóc, dở cười vì cầu vượt xa cung.
Lần khảo sát tiếng Anh trước khi vào lớp 1 TATC cuối cùng năm 2009. Năm nay không khảo sát đầu vào nhưng sàng lọc như thế nào, phòng ốc, giáo viên... ra sao đang là dấu hỏi - Ảnh: Như Hùng |
>> Từ 15-12: tuyển sinh lớp 1 tiếng Anh tăng cường
“Trường mình có hơn 160 HS lớp 1 đăng ký học lớp TATC. Số HS này được xếp học chung với những HS không có nhu cầu học TATC. Sắp tới sang học kỳ 2 phải tách ra học riêng sẽ gây tình trạng xáo trộn cho cả cô và trò. Ai cũng biết rèn nề nếp cho HS lớp 1 là cực nhất, đã qua ba tháng mọi thứ đang dần ổn định thì chúng tôi phải làm lại từ đầu nếu tách lớp. Trường tôi năm nay sẽ bị thanh tra, sang học kỳ 2 nề nếp còn chưa ổn định thì làm sao dạy tốt?” - một giáo viên Trường tiểu học Bàu Sen, Q.5 lo lắng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Bảo - hiệu trưởng Trường tiểu học Bàu Sen - cho biết: “Chúng tôi chưa biết phải giải quyết như thế nào đối với số HS đăng ký học TATC. Theo đúng quy định, số HS này phải chia thành bốn lớp để học TATC nhưng khả năng của trường chỉ có thể đáp ứng cho hai lớp. Trường tôi có phòng bộ môn tiếng Anh nên không gặp khó khăn về chỗ học nhưng cái khó nhất là giáo viên. Không dễ gì tuyển thêm giáo viên tiếng Anh với đồng lương quá thấp như hiện nay”.
Giáo viên ở đâu?
Theo quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM, từ năm học này giáo viên dạy TATC phải có chứng chỉ TKT do Cambridge Esol cấp. Muốn đạt chứng chỉ này, giáo viên phải tham gia một khóa tập huấn kỹ năng giảng dạy tiếng Anh cho thiếu nhi với giáo viên nước ngoài.
Theo nhận định của một số giáo viên và chuyên viên tiếng Anh phòng GD-ĐT, cùng với việc được cấp chứng chỉ, giáo viên còn được trang bị những kỹ năng đứng lớp từ khóa tập huấn. Khổ nỗi, chính bản thân giáo viên phải tự trang trải khoản học phí khoảng 6 triệu đồng/người (tùy từng trung tâm).
“Về chuyên môn, chứng chỉ TKT thật sự cần thiết nhưng đồng lương giáo viên đã thấp, bây giờ còn bắt tự bỏ tiền ra đi học. Trường cũng muốn hỗ trợ kinh phí cho giáo viên đi học. Tuy nhiên học phí TATC bao nhiêu năm nay vẫn chỉ có 50.000 đồng/tháng/HS, trả lương giáo viên còn không đủ, tiền đâu mà hỗ trợ?” - một hiệu trưởng ở Q.3 bức xúc.
Chưa kể phòng ốc cũng đang là bài toán khó đối với nhiều trường vì số HS đăng ký học TATC quá đông, phòng đâu để chia HS với sĩ số 35 HS/lớp? Theo quy định của sở, những trường có sĩ số cao hơn phải có phòng học chức năng dành riêng cho môn tiếng Anh.
“Chúng tôi phải dành hết tất cả phòng học có thể để đảm bảo tất cả trẻ em trên địa bàn đều được đến trường. Phòng học riêng cho môn tiếng Anh dù rất muốn nhưng không dễ có được. Nếu thực hiện đúng theo quy định, chắc Tân Phú khó mở lớp TATC!” - hiệu trưởng một trường tiểu học quận Tân Phú khẳng định.
Mỗi nơi mỗi kiểu
Trên thực tế, các trường tiểu học đã thực hiện chủ trương của Sở GD-ĐT TP (ngưng khảo sát đầu vào lớp 1 TATC, chỉ thực hiện giảng dạy từ đầu học kỳ 2 chứ không phải đầu năm lớp 1) mỗi nơi mỗi kiểu. Một số nơi triển khai cho phụ huynh đăng ký học lớp TATC theo nguyện vọng.
Nhiều trường tiểu học tại các quận trung tâm có số HS đăng ký học lớp TATC chiếm 2/3, thậm chí gần 100% số HS lớp 1. Có nơi xếp HS học tiếng Anh vào cùng một lớp, có nơi xếp học chung với HS bình thường. Thậm chí, có nơi đến nay vẫn chưa triển khai cho phụ huynh đăng ký.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Q.3 bộc bạch: “Trường chúng tôi vẫn đang chờ Phòng GD-ĐT hướng dẫn chi tiết. Nhưng các giáo viên âu lo lắm, họ đã quen với HS lớp mình ba tháng nay rồi, sang học kỳ 2 lại chia tách tùm lum, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Sợ nhất là HS lớp 1 còn quá nhỏ, mỗi lần làm quen với lớp mới, cô giáo mới là rất khó khăn, có em bị sốc, khóc lóc suốt buổi”.
Cùng nỗi lo trên, cô T. - giáo viên ở Q.3 - tâm sự: “Năm nay chắc giáo viên lớp 1 bị cắt thi đua hết, dạy học mà cứ thay đổi liên tục, không ổn định, rất khó nâng cao chất lượng”.
Theo Tuoitre
Ngày 23/11, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi tới các Sở GD-ĐT yêu cầu tăng cường các giải pháp ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau. Theo đó, Bộ yêu cầu các Sở thống kê cụ thể các vụ việc học sinh đánh nhau và kết quả xử lý.
(HBĐT) - Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn, trong những năm qua, Cấp uỷ, chính quyền xã Quý Hòa đã có nhiều nỗ lực lãnh đạo phát triển KT -XH, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên và xuất phát điểm về kinh tế thấp nên Quý Hoà vẫn gặp nhiều khó khăn.
Thứ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa lý giải như vậy về Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp GD ở các cơ sở GD mầm non công lập, trong đó quy định lớp mẫu giáo không quá 35 trẻ/lớp vừa công bố đã có nhiều ý kiến trái chiều.
Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục từ năm học 2010-2011 đến 2014-2015 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2010.
Năm 2011, chỉ tiêu tuyển sinh của nhiều trường ĐH tiếp tục giữ số lượng như năm trước để đảm bảo chất lượng nhưng có trường lại đề nghị Bộ GD-ĐT tăng lên khoảng 20% chỉ tiêu, trong khi đó Bộ quy định các trường chỉ được tăng chỉ tiêu mức cao nhất là 7%.
Các trường trung cấp, CĐ nghề được phép đào tạo lên thông lên ĐH sẽ là cánh cửa rộng mở cho người học. Tuy nhiên sự chênh lệch khá lớn giữa tuyển sinh đầu vào cũng như chất lượng của kì thi liên thông đang là vấn đề cần được giải quyết.