Những em nhỏ tung tăng đến trường xách chiếc cặp lồng trong tay là hình ảnh quen thuộc với học sinh Trường Nật Trên ở huyện miền núi cao Quỳ Châu, Nghệ An. Trường chưa có lớp bán trú nên các em phải mang theo bữa cơm trưa từ nhà được đựng trong cặp lồng.
Vượt hơn 40 km đường rừng dốc cao, vực sâu tính từ trung tâm thụ trấn Tân Lạc (huyện Quỳ Châu), mất hẳn gần 4 tiếng đồng hồ chúng tôi mới có mặt tại điểm lẻ trường Nật Trên.
Đập vào mắt chúng tôi đầu tiên là ngôi trường gồm những phòng học cấp bốn chủ yếu được dựng lên bằng phên tranh, vách nứa dựng tạm. Đây là một điểm trường thuộc loại khó khăn nhất ở huyện Quỳ Châu tính đến thời điểm này.
Thầy Trần Xuân Công - Trưởng điểm Trường tiểu học Nật Trên cho biết, cả bản Nật Trên chỉ có 70 học sinh, học 5 lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) đều là con em dân tộc Thái. Điểm trường có 5 giáo viên giảng dạy. Trong đó, có 1 giáo viên lập gia đình tại bản (thầy Lữ Thái Trung), còn lại các giáo viên đều là người dân tộc Thái từ các xã vùng ngoài tình nguyện lên đây cắm bản vì học sinh thân yêu.
Các thầy cô cho biết, tuy còn nhiều khó khăn trong đời sống, nhưng người dân bản Nật Trên vẫn rất quan tâm đến sự học của con em.
Người dân luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất trong phạm vi có thể để con em an tâm học tập. Bù lại, các em học sinh rất ham học và chịu khó học tập.
Điểm trường Nật Trên thường xuyên hàng năm được xếp loại xuất sắc của Trường tiểu học Châu Hoàn.
Dưới đây là hình ảnh các em học sinh ở điểm trường Nật Trên:
(HBĐT) - Trường tiểu học Lê Văn Tám (TPHB) được tách ra từ trường PTCS chuyên Phương Lâm từ tháng 8/1994. Trong nhiều năm qua, nhà trường không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều năm liền trường vinh dự được tặng danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc”. Nhà trường luôn dẫn đầu trong các phong trào dạy và học cũng như các phong trào đoàn, đội, văn hóa, văn nghệ.... được các cấp, ngành và Hội cha mẹ học sinh tin tưởng, đồng tình ủng hộ.
Bắt đầu từ năm học 2011, sẽ có kỳ thi HS giỏi, GV giỏi về môn Giáo dục công dân. Đó là một trong những nội dung của Thông tư liên tịch hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành.
Thay vì dự khảo sát đầu vào, từ năm học 2010-2011 học sinh (HS) lớp 1 ở TP.HCM có nhu cầu học tiếng Anh tăng cường (TATC) chỉ việc đăng ký với nhà trường. Thông tin này khiến nhiều người mừng rỡ bởi kỳ thi dành cho trẻ chưa đi học đã bị xóa bỏ. Thế nhưng, nhiều trường tiểu học đang lâm vào cảnh dở khóc, dở cười vì cầu vượt xa cung.
Ngày 24/11, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi chọn học sinh giỏi.
Do lượng sinh viên tăng quá nhanh, nhiều trường ĐH, CĐ đang rơi vào tình trạng quá tải, thiếu các khu chức năng cơ bản, môi trường sư phạm không bảo đảm...Theo Bộ GD-ĐT, TP Hà Nội hiện có 46 trường ĐH và 17 trường CĐ, chưa kể gần 40 trường THCN với tổng số sinh viên (SV) chiếm tới 43% so với cả nước. Con số này của TPHCM là 112 trường. Hai TP này cũng là nơi tập trung nhiều trường ĐH trọng điểm có lượng SV rất lớn.
Nhiều ngành nghề được xem là thời thượng đang giảm nhiệt. Đó chính là lý do thí sinh nên cẩn trọng trong việc lựa chọn ngành nghề đăng ký dự thi ở mùa tuyển sinh sắp tới.