Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng trường chuẩn quốc gia
(HBĐT) - Ngày 17/12, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2000 - 2010. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Trong 10 năm qua, được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể hữu quan, sự nỗ lực chung của toàn ngành cùng hiệu quả của công tác xã hội hóa giáo dục, tỉnh ta đã xây dựng được 112 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 16%. Trong đó có 19 trường mầm non (đạt tỷ lệ 8,6%); 63 trường tiểu học (đạt tỷ lệ 29%); 27 trường THCS, đạt tỷ lệ 13%; 3 trường THPT, đạt tỷ lệ 7,9% (THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, THPT Công Nghiệp, trường PTDTNT tỉnh). Một số địa phương đã thực hiện tốt việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia như: thành phố Hòa Bình (23 trường), Lương Sơn (12 trường), Lạc Thủy (12 trường). Các trường đạt chuẩn quốc gia đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng GD&ĐT ở địa phương. Hội nghị cũng đánh giá một số hạn chế và chỉ ra cùng những giải pháp cụ thể, thiết thực, có tính khả thi.
Mục tiêu đến năm 2015, toàn tỉnh có 25% mầm non, 50% trường tiểu học, 35% trường THCS, 23% trường THPT và 3 TTGDTX đạt chuẩn quốc gia. Để hoàn thành tốt mục tiêu đó cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp ủy, chính quyền, ngành, đoàn thể, cộng đồng xã hội và toàn ngành giáo dục, nhất là sự vươn lên của các trường về chất lượng.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có những đánh giá đúng mức về nỗ lực của toàn tỉnh trong nhiều năm qua về đẩy mạnh phát triển sự nghiệp GD&ĐT nói chung và chất lượng công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia nói riêng. Trong điều kiện của một tỉnh còn nhiều khó khăn, kết quả đạt được như vậy thật đáng trân trọng. Vấn đề đặt ra, là làm sao thực hiện được các mục tiêu trong xây dựng trường chuẩn quốc gia như đã đề ra (đến năm 2015). Vì thế rất cần sự vào cuộc của các cấp uỷ, chính quyền, ngành đoàn thể, ngành GD&ĐT và toàn dân. Có được chất lượng trong xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ góp phần vào tạo nguồn nhân lực để tỉnh có điều kiện thực hiện tốt các bước phát triển KT-XH...
Trong dịp này, UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 26 tập thể, cá nhân; Sở GD&ĐT tặng giấy khen cho 53 tập thể, cá nhân đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2000-2010.
Văn Tưởng
Chấp nhận làm công việc trái chuyên môn, nhiều giáo viên tại TPHCM nuôi hy vọng một ngày nào đó sẽ được đứng trên bục giảng
Ngày 16-12, Bộ Giáo dục và Ðào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Ðào tạo, nhất là các trường học vùng nông thôn, miền núi và các lớp điểm lẻ, địa bàn khó khăn bảo đảm các điều kiện, cơ sở vật chất phòng, chống rét cho học sinh. Các trường cần bảo đảm lớp học đủ hệ thống cửa, đèn chiếu sáng để tránh gió lùa và không bắt buộc học sinh mặc quần, áo đồng phục nếu không đủ ấm.
(HBĐT) - Thị trấn Bo (Kim Bôi) có gần 600 trẻ em. Theo ông Phạm Hồng Chuyên, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Bo, trước năm 1990, tình hình ANTT trên địa bàn luôn ổn định. Khi sự giao lưu về kinh tế, văn hoá ngày càng phát triển, trên địa bàn đã xuất hiện một vài đối tượng nghiện ma tuý từ nơi khác dạt về.
Năm 2011, chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ dự kiến tăng 7% so với năm 2010
Nhu cầu thị trường về mức độ kiến thức, đào tạo đã vượt quá khả năng đáp ứng của các trường đại học truyền thống và mở ra xu hướng tư nhân hóa giáo dục. Các hình thức khác nhau của trường đại học tư (vì lợi nhuận và phi lợi nhuận) đang tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu về giáo dục sau trung học.
Ngoài việc đảm nhiệm 260 tiết dạy tại trường và những tiết vượt giờ bắt buộc (do thiếu giảng viên), anh Th. , hiện đang giảng dạy tại một trong những trường ĐH lớn nhất tại Hà Nội, còn tham gia đứng lớp tại chức do trường tổ chức. Tuy không nói ra, nhưng nhẩm tính từ số lượng tiết học, giá thành... thì mỗi tháng, các giảng viên "chạy sô" dạy tại chức cũng có thể nhận được trên dưới 20-25 triệu đồng.