Trang bị màn hình LCD trong lớp học bằng nguồn quỹ từ phụ huynh trở thành “phong trào” tại nhiều trường những năm gần đây. Tuy nhiên, dạy và học với một giáo cụ mới đòi hỏi không chỉ một bộ máy vi tính và màn hình LCD...
Học sinh gặp khó khăn khi phải theo dõi bài giảng trên màn hình LCD nhỏ và treo quá cao - Ảnh: L.TRANG |
Tại Trường tiểu học VTS, Q.Gò Vấp, TP.HCM, sau hai năm thực hiện công trình phụ huynh là trang bị màn hình LCD các lớp học, hiện việc sử dụng màn hình LCD và giáo án điện tử diễn ra hằng ngày. Tuy nhiên, do thiết kế bảng cố định, tất cả màn hình đều được treo chính giữa, phía trên của bảng. Trong các giờ học toán, tiếng Việt, những học sinh ngồi bàn đầu và bàn cuối của lớp đều phải nghểnh cổ lên mới xem được màn hình.
Theo một nhóm học sinh ở trường, màn hình quá nhỏ nên chỉ có thể nhìn rõ những biểu tượng, hình vẽ, còn các con số, phép tính thì việc nhìn và chép bài của học sinh bị hạn chế.
Đặt đâu cho đúng?
Hiện ở TP.HCM nhiều quận có tỉ lệ sử dụng LCD trong lớp học rất cao, một số trường quận 1, 3, Bình Thạnh có tới 80-90% lớp học được trang bị màn hình này.
Chỉ riêng Q.Gò Vấp, Phòng giáo dục quận thống kê hiện có 406 trên tổng số 587 phòng học bậc tiểu học và 212 trên 341 phòng học bậc THCS được trang bị màn hình LCD. Đến cuối năm học này, Gò Vấp đặt chỉ tiêu đạt 100% phòng học có trang bị máy tính, màn hình LCD.
LCD phải từ 100-200 inch Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Cẩn - quyền trưởng phòng chỉ đạo tuyến Bệnh viện Mắt TP.HCM: “Trong bối cảnh sĩ số học sinh/lớp khá cao như ở TP.HCM hiện nay, sử dụng màn hình máy chiếu để giảng dạy bằng giáo án điện tử là phù hợp nhất. Còn nếu sử dụng LCD phải từ 100-200 inch, vị trí đặt LCD phải đạt yêu cầu góc nhìn của học sinh trong 90 độ. Nếu các em ngồi xa và quá chéo sẽ thấy chữ biến dạng. Hoặc các trường có thể trang bị mỗi em một màn hình LCD nhỏ để ngay trước mặt (chỉ cần 15-17 inch). Còn LCD 42, 55 inch treo quá cao hoặc quá chéo (đối với học sinh ngồi ở góc lớp) đều không phù hợp”. |
Tuy nhiên, kích cỡ và vị trí lắp đặt màn hình là chuyện đáng bàn. Sự xuất hiện của LCD làm nhà trường khá bối rối bởi tất cả phòng học đều được gắn bảng cố định. Để gắn thêm LCD, có trường treo ngay chính giữa phía trên bảng để không làm mất phần bảng. Có trường đành phải dành góc trái hoặc phải của bảng để treo.
Ở các vị trí này, học sinh ở các góc lớp và những dãy bàn phía sau phải nhìn lệch, còn những học sinh ngồi bàn đầu lại bị... mỏi cổ vì phải ngước lên nhìn trong thời gian quá lâu.
Rất hiếm những trường mới xây trang bị loại bảng ghép, có thể tách ra và gắn LCD lên giữa.
Bản thân phóng viên khi thử ngồi vị trí bàn đầu và bàn cuối ở một phòng học có trang bị màn hình LCD 55 inch tại Trường THPT LQĐ, quận 3 trong vòng 90 phút (hai tiết học) cũng cảm thấy mỏi mắt và mỏi vai vì phải ngước nhìn quá lâu, dù rất hiếm trường học ở TP.HCM được trang bị màn hình kích cỡ lớn như vậy. LCD được treo phía trên phần bảng đã có sẵn.
Em H.T, học sinh lớp 10, cho biết: “Những ngày phải học LCD 3, 4 tiết, tụi em rất mỏi mắt. Những môn ít chữ còn đỡ, còn những môn lý thuyết nhiều thì học với màn hình này rất mệt”.
Kích cỡ tùy... kinh phí
Do LCD là công trình phụ huynh nên kích cỡ cũng tùy thuộc kinh phí huy động được. Loại LCD có màn hình 32 và 42 inch được sử dụng đa số. Theo anh Thanh Quang, nhân viên một siêu thị điện máy ở Bình Thạnh: “Những màn hình dưới 42 inch chỉ thích hợp dùng cho gia đình. Nếu để phục vụ một lớp học với 40-50 học sinh và diện tích khoảng 50m2 thì cần màn hình lớn hơn. Đã có trường hợp các trường sắm màn hình loại 32 inch nhưng khi về không dùng được vì màn hình quá nhỏ”.
Một cán bộ quản lý của Q.Gò Vấp cho biết: “Hẳn nhiên ai cũng mong muốn trang bị những thiết bị tốt nhất cho giáo dục nhưng kinh phí phụ thuộc vào sức huy động từ phụ huynh nên nhiều khi lực bất tòng tâm. Vì vậy nếu làm bài toán cả 30 lớp học thay nhau dùng chung một màn hình LCD 100 inch hay mỗi lớp trang bị một LCD 32 inch, thì phương án hai sẽ phù hợp hơn và đồng bộ hơn”.
Để khắc phục nhược điểm của màn hình LCD 32 inch, không làm ảnh hưởng đến diện tích bảng, mới đây tại Trường tiểu học Kim Đồng, Q.Gò Vấp gắn tất cả màn hình vào một giá đỡ có thể dịch chuyển linh động. Khi không có tiết giáo án điện tử, LCD được treo phía trên của bảng. Khi vào tiết, giáo viên hạ giá đỡ xuống để LCD nằm chính giữa bảng.
Một giáo viên ở đây cho biết: “Khi làm giáo án, chúng tôi giản lược số hàng chữ và chỉnh cỡ chữ lớn để học sinh bàn cuối có thể nhìn rõ. Em nào không thể thấy chữ trên màn hình đều được giáo viên khuyến khích đi đo mắt để kiểm tra mức độ cận”.
Theo Báo Tuoitre
Ngay sau khi nhận được thông tin Bộ GD-ĐT giao cho 6 trường đại học trọng điểm tự chủ tuyển sinh năm 2011, nhìn chung nhiều trường trong số này còn e dè, chưa thực hiện ngay.
(HBĐT) - Ngày 17/12, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2000 - 2010. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
(HBĐT) - Trong những năm qua, nhờ kinh tế phát triển, an ninh được giữ vững, thị trấn Cao Phong có điều kiện thuận lợi để xây dựng mô hình xã phường lành mạnh phù hợp với trẻ em.
Những ngôi trường đạt chuẩn được ngành giáo dục liệt kê hàng năm làm chạnh lòng không ít các trường chưa “chuẩn” khi thầy cô phải dạy học trong những ngôi trường chật hẹp, xuống cấp. Sống trong môi trường “già trước tuổi” này, thầy đã khổ, trò còn khổ hơn
Trong cuộc thảo luận về chất lượng của hệ đào tạo tại chức, hầu hết ý kiến cho rằng chất lượng của đào tạo đó là rất thấp, và quyết định của Đà Nẵng không tuyển dụng sinh sinh hệ này là một phản ứng mạnh mẽ thể hiện nhận định đó. Vậy có cách nào giải quyết tận gốc vấn đề đã được nêu ra. Chúng tôi xin đóng góp vài ý kiến
Trước thông tin, Sở Nội vụ Đà Nẵng đưa ra quy định không cho phép các cơ quan nhà nước trên địa bàn TP tuyển công chức từ nguồn sv tốt nghiệp hệ tại chức, điều đó làm cho không khí nhiều lớp tại chức trở nên u ám!