Không có động lực tài chính từ việc nghiên cứu khoa học nên nhiều giảng viên “quên” nghiên cứu khoa học và không có công trình nghiên cứu nào trong thời gian dài nhưng vẫn được giảng dạy
Tìm giải pháp để tạo động lực cho giảng viên ĐH tham gia nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là vấn đề lớn được Bộ GD-ĐT đặt ra tại cuộc hội thảo chiều 18-12 tại Hà Nội.
Cần cơ chế, giải pháp tạo động lực cho giảng viên nghiên cứu khoa học. Trong ảnh: Giảng viên Trần Hữu Trí dạy tiếng Nhật cho sinh viên tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Ảnh: TẤN THẠNH
Mải đi dạy, “quên” nghiên cứu
TS Lê Thị Tuyết Hạnh, Học viện Quản lý giáo dục, cho rằng trong quan niệm của đa phần giảng viên ĐH hiện nay, nghiên cứu khoa học chưa được coi là nhiệm vụ thiết thân. Ngay ở ĐH Quốc gia Hà Nội, mấy năm gần đây vẫn phải hoàn lại từ hàng trăm triệu đến hàng tỉ đồng kinh phí nghiên cứu khoa học vì không thể giải ngân được.
Theo PGS-TS Nguyễn Mạnh Quân, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, trong vòng 10 năm qua, trung bình mỗi GS và PGS của nước ta chỉ công bố 0,58 bài báo, công tác chuyển giao công nghệ của các trường cũng đang gặp nhiều khó khăn. Công nghệ được chuyển giao vội vàng, các công trình được chuyển giao theo kiểu “mua đứt, bán đoạn” không theo đến cùng nên niềm tin của khách hàng vào sản phẩm chuyển giao của các trường giảm sút. Thêm vào đó, công tác nghiên cứu khoa học hiện nay ở các trường cũng rất hạn chế, các giảng viên mới chỉ làm nhiệm vụ giảng dạy là chủ yếu để giải quyết thu nhập.
Ông Lê Minh Tiến, giảng viên Trường ĐH Mở TPHCM, cho rằng nguồn thu nhập chính yếu của các giảng viên ĐH hiện nay đến từ việc giảng dạy, nói cách khác là việc giảng dạy nhiều hay ít sẽ quyết định mức thu nhập của giảng viên. Việc nghiên cứu khoa học vừa tốn nhiều thời gian, công sức, trong khi thu nhập lại ít ỏi. Thực tế, nhiều giảng viên dạy vượt quá 200%-300% số giờ quy định là bình thường.
PGS Bùi Văn Miên, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, cho biết định mức cho giảng viên của trường vẫn là 25.000 đồng/giờ chuẩn và nếu có học hàm PGS, TS thì cũng chỉ cao nhất là 50.000 đồng/giờ, trong khi đó các trường dân lập trả từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng/giờ nên giảng viên hăng hái đi dạy thêm.
Ông Lê Minh Tiến khẳng định không có động lực tài chính từ việc nghiên cứu khoa học nên giảng viên “quên” nghiên cứu khoa học là điều không hề khó hiểu. Đó là chưa kể từ trước đến nay, chưa có một chế tài nào đối với những người không nghiên cứu. Nhiều giảng viên ĐH hiện nay không có công trình nghiên cứu nào trong thời gian dài nhưng vẫn được giảng dạy.
Quy đổi giờ nghiên cứu khoa học thành giờ giảng
Để tạo động lực cho giảng viên nghiên cứu khoa học, ông Lê Minh Tiến cho rằng các trường cần cho phép giảng viên được quy đổi giờ nghiên cứu khoa học thành giờ giảng, tức là khi càng có nhiều điểm trong nghiên cứu khoa học thì càng giảm được số tiết dạy nghĩa vụ hằng năm. Với giải pháp này, giảng viên có thể sống được nhờ nghiên cứu khoa học mà không phụ thuộc vào giảng dạy như hiện nay.
Ông Nguyễn Quốc Vọng, giảng viên ĐH Nông nghiệp Hà Nội và ĐH RMIT - Úc, kiến nghị kết quả nghiên cứu khoa học phải được coi là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá giáo viên, tuy nhiên việc đánh giá này phải khách quan, nghiêm túc. Những loạt bài có hình thức báo cáo như “Đánh giá về thực trạng sản xuất”, “Một số ý kiến..., Một số giải pháp...” không nên xem là những công bố nghiên cứu.
Ông Vọng cũng cho rằng không cần thiết phải khuyến khích cả 61.000 giảng viên ĐH hiện nay nghiên cứu khoa học bởi việc tài trợ tản mạn kiểu 10 triệu đồng cho một nghiên cứu như đa số các giảng viên đang nhận hiện nay là một tính toán khôi hài. Bởi không thể có một nghiên cứu tốt với chừng đó kinh phí. Vì vậy cũng như chương trình tiên tiến, Việt Nam nên tập trung tài chính cho một số trường để các trường này trở thành những ĐH nghiên cứu.
Theo Báo NLĐ
Cách đây đúng mười lăm năm, tôi thi đại học, và được quyền chọn nhiều trường để thi bởi lúc đó, các trường đều tự chủ trong việc thi tuyển. Danh tiếng của mỗi trường sẽ khiến cho mỗi thí sinh phải tự lượng sức mình khi đặt bút ghi vào hồ sơ dự tuyển. Việc đậu vào trường nào sẽ đem lại danh dự cho chính người dự thi.
Học kỳ II năm học 2010-2011 Hà Nội bắt đầu triển khai đại trà việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn thành phố. Trước đó, Hà Nội tổ chức thí điểm nội dung này tại 18 trường học thuộc địa bàn 6 quận/huyện.
Ngay sau khi nhận được thông tin Bộ GD-ĐT giao cho 6 trường đại học trọng điểm tự chủ tuyển sinh năm 2011, nhìn chung nhiều trường trong số này còn e dè, chưa thực hiện ngay.
(HBĐT) - Ngày 17/12, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2000 - 2010. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
(HBĐT) - Trong những năm qua, nhờ kinh tế phát triển, an ninh được giữ vững, thị trấn Cao Phong có điều kiện thuận lợi để xây dựng mô hình xã phường lành mạnh phù hợp với trẻ em.
Những ngôi trường đạt chuẩn được ngành giáo dục liệt kê hàng năm làm chạnh lòng không ít các trường chưa “chuẩn” khi thầy cô phải dạy học trong những ngôi trường chật hẹp, xuống cấp. Sống trong môi trường “già trước tuổi” này, thầy đã khổ, trò còn khổ hơn