Cách đây đúng mười lăm năm, tôi thi đại học, và được quyền chọn nhiều trường để thi bởi lúc đó, các trường đều tự chủ trong việc thi tuyển. Danh tiếng của mỗi trường sẽ khiến cho mỗi thí sinh phải tự lượng sức mình khi đặt bút ghi vào hồ sơ dự tuyển. Việc đậu vào trường nào sẽ đem lại danh dự cho chính người dự thi.

 

Thời gian sau đó, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã gộp chung tất cả vào một kỳ thi. Những rắc rối, lúng túng về cả phía tổ chức tuyển sinh lẫn mặt bằng đầu vào sinh viên đã thể hiện nhiều bất cập trong chất lượng lẫn số lượng. Cả xã hội đều nhận thấy và thực sự mệt mỏi vì điều đó.

Bây giờ giao quyền tuyển sinh cho các trường, thực ra là trả lại đúng quyền hạn và chức năng cho các trường.

Theo tôi, đây là việc làm đúng bởi không phải ai khác, chính những người gánh vác trọng trách trong ngôi trường của chính mình mới là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng đầu vào cũng như quá trình tuyển sinh sao cho phù hợp nhất, từ đó mới có thể khởi đầu cho một quá trình đào tạo cho các thế hệ sinh viên.

Từ lâu chúng ta đã nhìn thấy một điều trái khoáy, đó là chức năng và quyền hạn của các cơ quan ban ngành và cơ sở đào tạo. Nếu vai trò và chức năng của Bộ, Sở và các ban ngành là quản lý, thì chức năng chính của các trường là đào tạo.

Vậy đúng ra, hãy để cho các trường tự chịu trách nhiệm về tuyển sinh của mình, có như vậy mới đảm bảo được mặt bằng chuẩn kiến thức để có thể giảng dạy và cho ra  được những “thành  phẩm” đạt chất lượng.

Thậm chí việc tuyển sinh theo đề chung của Bộ, đã không ít lần xảy ra những sơ sót về chuẩn đáp án khiến ở địa phương này chấm lệch so với địa phương kia là điều đã xảy ra. Như vậy, cùng một đề thi, nhưng phổ điểm ở mỗi vùng sẽ có biên độ lệch nhau khá rộng.

Đã rất nhiều lần, trong vai trò chấm tuyển sinh, tôi và các đồng nghiệp phải ngần ngừ rất lâu trước một số bài làm của thí sinh. Với những bài làm mang tính ngô nghê về nhận thức nhưng có những ý đúng như trong đáp án của Bộ đưa ra, chúng tôi dở khóc dở cười.

Bởi nếu cho đúng theo đáp án, thí sinh đó sẽ có một số điểm nhất định dù thấp. Và nếu năm đó điểm sàn của Bộ đưa ra thấp, thì những thí sinh đó sẽ đậu vào một số trường đại học.

Những lần chấm như vậy, một số thầy cô đã nói đùa, điểm này bên tôi không dạy được, chuyển sang bên anh nhờ kèm cặp thêm. Vô hình trung, “khi lọt sang xuống nia”, sẽ có những cơ sở đào tạo phải “hứng” những  “nguyên liệu” thô mộc đến như thế. Và chuyện đào tạo một khóa học ra toàn những sinh viên vững vàng về chuyên môn e là chuyện lạ.

Cuối cùng, điểm chuẩn vào mỗi khoa trường lại do chính từng đơn vị đào tạo tự quyết. Như vậy có cần thiết để Bộ phải vươn tay dài trong việc tuyển sinh nữa hay không?

Đừng băn khoăn rồi làm lui làm tới, hãy làm cái gì đúng với quy luật phát triển và phù hợp với thực tiễn đời sống. Như việc giao quyền tự chủ cho các trường trong việc tuyển sinh, theo tôi, đó là hành động thiết thực nhất của Bộ lúc này, để các trường tự chịu trách nhiệm, cũng là cơ hội để họ khẳng định danh tiếng của nơi họ đang đào tạo. Có như vậy mới thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đang như con quay loay hoay với chính mình hiện nay.

 

                                                                                 Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng trường chuẩn quốc gia
Một tiết mục văn nghệ đặc sắc của các em thiếu nhi thị trấn Cao Phong tham gia tiếng hát măng non huyện Cao Phong năm 2010.

Những ngôi trường đạt chuẩn... ngược

Những ngôi trường đạt chuẩn được ngành giáo dục liệt kê hàng năm làm chạnh lòng không ít các trường chưa “chuẩn” khi thầy cô phải dạy học trong những ngôi trường chật hẹp, xuống cấp. Sống trong môi trường “già trước tuổi” này, thầy đã khổ, trò còn khổ hơn

Thay đổi tận gốc đào tạo tại chức bằng công nghệ

Trong cuộc thảo luận về chất lượng của hệ đào tạo tại chức, hầu hết ý kiến cho rằng chất lượng của đào tạo đó là rất thấp, và quyết định của Đà Nẵng không tuyển dụng sinh sinh hệ này là một phản ứng mạnh mẽ thể hiện nhận định đó. Vậy có cách nào giải quyết tận gốc vấn đề đã được nêu ra. Chúng tôi xin đóng góp vài ý kiến

Sinh viên tại chức hoang mang khi Đà Nẵng “nói không” với tại chức

Trước thông tin, Sở Nội vụ Đà Nẵng đưa ra quy định không cho phép các cơ quan nhà nước trên địa bàn TP tuyển công chức từ nguồn sv tốt nghiệp hệ tại chức, điều đó làm cho không khí nhiều lớp tại chức trở nên u ám!

“Nằm vùng” chờ đứng lớp

Chấp nhận làm công việc trái chuyên môn, nhiều giáo viên tại TPHCM nuôi hy vọng một ngày nào đó sẽ được đứng trên bục giảng

Ðiều chỉnh thời gian học những ngày rét đậm

Ngày 16-12, Bộ Giáo dục và Ðào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Ðào tạo, nhất là các trường học vùng nông thôn, miền núi và các lớp điểm lẻ, địa bàn khó khăn bảo đảm các điều kiện, cơ sở vật chất phòng, chống rét cho học sinh. Các trường cần bảo đảm lớp học đủ hệ thống cửa, đèn chiếu sáng để tránh gió lùa và không bắt buộc học sinh mặc quần, áo đồng phục nếu không đủ ấm.

Thị trấn Bo tập trung chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ

(HBĐT) - Thị trấn Bo (Kim Bôi) có gần 600 trẻ em. Theo ông Phạm Hồng Chuyên, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Bo, trước năm 1990, tình hình ANTT trên địa bàn luôn ổn định. Khi sự giao lưu về kinh tế, văn hoá ngày càng phát triển, trên địa bàn đã xuất hiện một vài đối tượng nghiện ma tuý từ nơi khác dạt về.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục