Trường THCS Nật Sơn (Kim Bôi) đã được đầu tư một phòng máy vi tính, đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu của thầy và trò.
(HBĐT) - Từng là xã 135, xã vùng sâu còn nhiều khó khăn nhưng Nật Sơn (Kim Bôi) đã có những quan tâm đặc biệt đối với sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt, các trường trên địa bàn đã thể hiện được nội l ực và tinh thần vượt khó rất đáng ghi nhận…
Cô giáo Bùi Thị Cầu, Hiệu trưởng trường mầm non Nật Sơn cho biết: Ngôi nhà 2 tầng được xây dựng từ đề án kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên. Bắt đầu từ năm học 2010-2011, lớp học mới đã được đưa vào sử dụng... Có nhà mới, trường có điều kiện để quy về một mối chứ không còn phải tá túc tạm bợ trường bạn như trước. Có được sự quan tâm chung của ngành, cộng đồng, trường đã từng bước vươn lên khẳng định bằng kết quả cụ thể về xây dựng đội ngũ, chất lượng nuôi, dạy, tỷ lệ huy động trẻ…Hiện nay, trong 14 cán bộ, giáo viên, hầu hết đã có trình độ cao đẳng, trung cấp hoặc đang học để đạt chuẩn. Hàng năm, trường đều có kế hoạch tổ chức nhiều chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên; tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng để tỷ lệ trẻ ra lớp huy động đạt 77%, trong đó, mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%. Cùng với điểm trường chính, 4 chi lẻ ở các xóm đều duy trì nền nếp dạy và học. Các xóm trên địa bàn đều có các hoạt động xã hội hoá để từng bước tạo điều kiện để việc dạy và học của cô, trò được cải thiện.
Từ nhiều năm qua, trường tiểu học Nật Sơn đều có những giải pháp tốt để nâng cao chất lượng phong trào thi đua “dạy tốt-học tốt”, nâng tầm công tác giáo dục dân tộc lên một bước mới. Đặc biệt, bắt đầu từ năm học 2007 - 2008, trường đã tạo được bước tiến rõ rệt về chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn khi đã có học sinh giỏi cấp tỉnh, giáo viên giỏi cấp tỉnh. Năm học 2009-2010 là năm trường “được mùa” về giáo dục mũi nhọn: cô giáo Nguyễn Thị Hạnh được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; nhiều em đạt giải cao tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh: em Bạch Hải Yến em Bùi Khánh Linh (giải nhì, giải ba môn tiếng Việt), em Bùi Thị Thu Trang (học sinh giỏi cấp tỉnh). Cô Bùi Thị Tơ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nhà trường đã từng bước phát huy được nhân tố quan trọng là đội ngũ cán bộ, giáo viên, đồng thời tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường-gia đình và xã hội trong thúc đẩy chất lượng giáo dục; sâu sát nền nếp dạy và học ở các chi trường lẻ, nhất là chi trường Bà Rà của đồng bào Dao. Vì thế, hàng năm, tỷ lệ các cháu 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Năm học vừa qua, trường có 64 em học sinh giỏi, học sinh khá, trong đó, phần lớn là học sinh người dân tộc Mường, dân tộc Dao...Có nền tảng tốt từ mầm non, tiểu học nên chất lượng giáo dục của trường THCS xã có nhiều chuyển biến. Trường không có học sinh bỏ học, trường đã có học sinh giỏi cấp huyện. Trường tiếp tục là đơn vị đầu tàu trong giữ vững chất lượng công tác phổ cập giáo dục THCS ở Nật Sơn.
Nật Sơn là xã Anh hùng lực lượng vũ trang, nhiều năm gần đây, xã đã đạt được những thành tựu nhất định về phát triển KT-XH; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn chiếm 34% (tiêu chí cũ, năm 2009). Chính vì thế, trong hoạch định phát triển KT-XH, cấp uỷ, chính quyền nơi đây xác định giáo dục là quốc sách là sự khởi đầu để xóa đói, giảm nghèo. Những mảng sáng về giáo dục ở Nật Sơn hôm nay chắc chắn là tiền đề cho hướng đi lên của xã trong tương lai gần.
Bùi Huy
(HBĐT) - Ngày 17/12, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2000 - 2010. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
(HBĐT) - Trong những năm qua, nhờ kinh tế phát triển, an ninh được giữ vững, thị trấn Cao Phong có điều kiện thuận lợi để xây dựng mô hình xã phường lành mạnh phù hợp với trẻ em.
Những ngôi trường đạt chuẩn được ngành giáo dục liệt kê hàng năm làm chạnh lòng không ít các trường chưa “chuẩn” khi thầy cô phải dạy học trong những ngôi trường chật hẹp, xuống cấp. Sống trong môi trường “già trước tuổi” này, thầy đã khổ, trò còn khổ hơn
Trong cuộc thảo luận về chất lượng của hệ đào tạo tại chức, hầu hết ý kiến cho rằng chất lượng của đào tạo đó là rất thấp, và quyết định của Đà Nẵng không tuyển dụng sinh sinh hệ này là một phản ứng mạnh mẽ thể hiện nhận định đó. Vậy có cách nào giải quyết tận gốc vấn đề đã được nêu ra. Chúng tôi xin đóng góp vài ý kiến
Trước thông tin, Sở Nội vụ Đà Nẵng đưa ra quy định không cho phép các cơ quan nhà nước trên địa bàn TP tuyển công chức từ nguồn sv tốt nghiệp hệ tại chức, điều đó làm cho không khí nhiều lớp tại chức trở nên u ám!
Chấp nhận làm công việc trái chuyên môn, nhiều giáo viên tại TPHCM nuôi hy vọng một ngày nào đó sẽ được đứng trên bục giảng