Một nam sinh trung học ở Hàn Quốc đã hành hung cô giáo của mình khi cậu ta tìm cách rời khỏi lớp học, khiến cô phải nhập viện
Trong vòng chưa đầy 2 tháng kể từ khi Seoul và tỉnh Gyeonggi ban hành lệnh cấm trừng phạt thân thể học sinh, một chuỗi các sự cố dường như liên quan tới lệnh cấm đã diễn ra, làm dấy lên tranh cãi về biện pháp này.
Ngày 16/12, một nam học sinh trung học đã hành hung cô giáo khi cậu ta tìm cách rời khỏi lớp học. Cô giáo bị học sinh đấm đá vào đầu và cơ thể, phải nhập viện.
Sự việc này khiến nhiều người lo ngại cho tình trạng xấu diễn ra tại các trường học khi lệnh cấm ban hành.
"Là giáo viên, tôi cảm thấy vô cùng tức giận khi xảy ra vụ việc đó", ông Kim Jang-won, một giáo viên trường trung học ở Seoul, bày tỏ.
Đặc biêt, gây phẫn nộ trong cộng đồng mạng là một video hôm 18/12 cho thấy, một học sinh trung học ngang ngược hỏi nữ giáo viên trẻ về tình dục không phù hợp, trong đó, có câu hỏi về lần đầu tiên quan hệ tình dục của cô giáo.
Trước khi đồng ý với lệnh cấm trừng phạt thân thể học sinh, nhiều chuyên gia cho rằng, lệnh cấm này có thể đã được triển khai vội vã và giáo viên cần phải có được một số quyền hạn, hoặc ít nhất là sự hướng dẫn, nếu không, lệnh cấm sẽ gây phiền toái cho giáo viên.
Kim Ji-hyun, một giáo viên trường trung học tại Seoul, chống lại việc cấm trừng phạt thân thể. Bà nói rằng, lệnh cấm này sẽ khiến các giáo viên thiếu các biện pháp trừng phạt hiệu quả học sinh, và lớp học có thể xảy ra "hỗn loạn”.
"Đối với đa số học sinh, giáo viên có một "bí quyết" thu hút sự chú ý của các em, nhưng cũng có những học sinh hư cần phải trừng phạt. Ban hành lệnh cấm này thì thật khó để đối phó với những học sinh cá biệt", một giáo viên tên là Kim Ji-hyeon bày tỏ.
Các chuyên gia cho rằng, yếu tố lớn nhất của học sinh hư là sự thiếu giáo dục của gia đình. "Các sự cố bạo lực không phải là kết quả của lệnh cấm trừng phạt thân thể, mà đó là kết quả của việc học sinh không được giáo dục đầy đủ ở nhà và ở trường", một chuyên gia tên là Oh nói.
Theo các chuyên gia, hệ thống giáo dục cần phải được dựa trên nhiều yếu tố hơn là chỉ dựa vào điểm tuyển sinh đại học.
Theo VietNamnet
Không có sinh viên nào chọn làm giáo viên tiếng Anh tiểu học nhưng muốn chọn chương trình học 5 năm rưỡi để lấy bằng cử nhân liên môn giáo dục tiểu học và tiếng Anh tiểu học
Ngày 25/12, Bộ GD-ĐT tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch và ngân sách năm 2010, dự toán cho năm 2011 các đơn vị trực thuộc Bộ. Theo đó, tổng dự toán chi ngân sách nhà nước 2011 của Bộ GD-ĐT là 5.081,6 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm trước.
Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) cho biết, chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng (ÐH, CÐ) chính quy năm 2011 tăng 6,5%; đào tạo từ xa tăng 10%; tuyển mới TCCN tăng 10% so với năm 2010.
Trao đổi với báo giới bên lề hội nghị phân bổ ngân sách giáo dục năm 2011 sáng 25/12, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nói sẽ có những động thái để siết chặt chất lượng đào tạo, còn chuyện tiến tới xóa chữ “tại chức” ở trên văn bằng để tạo áp lực về chất lượng cho cả 2 hệ này thì ông chưa thể trả lời.
(HBĐT) - Tại thời điểm này, 100% xã, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố, 96 trường học ở Lạc Sơn đã thành lập Hội Khuyến học, chi hội khuyến học. Toàn huyện có 25.313 hội viên, 11.533 gia đình hiếu học và 92 dòng họ khuyến học.
(HBĐT) - Đó là cô Phạm Mai Hương, Hiệu trưởng trường tiểu học Cuối Hạ A, xã Cuối Hạ (Kim Bôi). Nhà trường có 382 học sinh, trong đó có 380 học sinh là người dân tộc và 17 em mồ côi.