Sau hơn nửa năm tạm dừng, từ năm 2011 các trường ĐH, CĐ có thể được tiếp tục mở ngành mới nhưng với các điều kiện khắt khe hơn

 

Cuối tháng 4-2010, Bộ GD-ĐT đã ban hành quyết định tạm dừng việc thẩm định hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo ĐH, CĐ. Bà Trần Thị Hà, khi đó là Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cho rằng trong quá trình thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục ĐH, bộ đã phát hiện nhiều sai phạm nên phải quyết định như thế để hoàn thiện bổ sung quy trình, điều kiện và hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo trình độ ĐH, CĐ.

 
Không làm thay địa phương
 
Thực tế, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đối với giáo dục ĐH cũng đã có nhiều ý kiến yêu cầu hoàn thiện quy trình, điều kiện về mở ngành để nâng cao chất lượng đào tạo.
 
Sau hơn nửa năm ngừng mở ngành, cuối tháng 11-2010, Bộ GD-ĐT đã cho lấy ý kiến rộng rãi xung quanh các quy định về điều kiện, hồ sơ và quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ ĐH, CĐ.
 
 
Đào tạo cử nhân võ thuật - một trong những chuyên ngành mới được Trường
ĐH Quốc tế Hồng Bàng tuyển sinh trong những năm gần đây. Ảnh: TẤN THẠNH


Theo quy định mới, để tránh việc thẩm định trên giấy như lãnh đạo Bộ GD-ĐT từng có lúc thừa nhận, việc kiểm tra thực tế và xác nhận các điều kiện mở ngành tại cơ sở đào tạo sẽ do Sở GD-ĐT, nơi trường đặt trụ sở thực hiện và chịu trách nhiệm.
 
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cũng cho biết là theo tinh thần của quy định mới thì trung ương không làm thay những việc địa phương có thể làm.

Quy định này có thể sẽ được ban hành vào giữa tháng 1-2011.

 
Đua nhau mở ngành
 

Sở GD-ĐT trực tiếp kiểm tra

Quy trình cụ thể của việc mở ngành đào tạo mới là khi xây dựng xong đề án mở ngành đào tạo, các trường phải gửi một bộ hồ sơ đến sở GD-ĐT để sở kiểm tra thực tế và xác nhận các điều kiện mở ngành của cơ sở đào tạo.Thành phần kiểm tra gồm ban giám đốc sở, lãnh đạo phòng giáo dục chuyên nghiệp và chuyên gia am hiểu về ngành đào tạo mà cơ sở đào tạo đăng ký mở ngành đào tạo. Đoàn kiểm tra đối chiếu các nội dung kê khai trong hồ sơ với các điều kiện thực tế như: bảng lương, sổ bảo hiểm, hồ sơ xây dựng các công trình, trang thiết bị, thư viện, kết quả thực hiện cam kết theo đề án khả thi thành lập trường. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, giám đốc sở GD-ĐT sẽ xác nhận thực trạng vào các bảng biểu báo cáo về năng lực của cơ sở đào tạo trong hồ sơ đăng ký mở ngành.

Ngay từ thời điểm này, dù quy định mới chưa có nhưng nhiều trường cho biết sẽ mở ngành mới trong mùa tuyển sinh tới.
 
Ông Nguyễn Phúc Thanh, Trưởng phòng đào tạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho biết tuyển sinh năm 2011 trường dự kiến mở thêm 2 chuyên ngành là chính sách công và công tác xã hội, mỗi chuyên ngành tuyển 50 chỉ tiêu.
 
Trường ĐH Tài chính - marketing cũng dự kiến mở mới chuyên ngành thuế, nằm trong ngành tài chính ngân hàng. Trường ĐH Hùng Vương TPHCM dự kiến mở mới ngành công nghệ thực phẩm.
 
Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM dự kiến sẽ mở mới ngành kỹ thuật công trình ngoài khơi (dự kiến 55 chỉ tiêu) và Trường ĐH Văn hóa TPHCM mở ngành đạo diễn sự kiện văn hóa (khối R4), nghệ thuật dẫn chương trình (khối R5) thuộc ngành quản lý văn hóa ở bậc ĐH...
 
Không chỉ các trường đóng tại các TP lớn mà nhiều trường ĐH địa phương cũng đang xin được mở ngành mới. Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh đang xin bộ cho mở thêm 5 ngành học mới là công nghệ kỹ thuật cơ điện, công nghệ kỹ thuật điện tử, công nghệ kỹ thuật cơ - điện tử, quản trị kinh doanh và kỹ thuật trắc địa bản đồ.
 
Trường ĐH Hà Tĩnh dự kiến mở thêm 3 ngành học mới là tài chính ngân hàng, marketing, Việt Nam học. Trường ĐH Hùng Vương - Phú Thọ mở thêm ngành sư phạm hóa và dự kiến liên kết đào tạo mở thêm ngành du lịch và kỹ thuật điện...
 
 
 
                                                                                       Theo NLĐ
 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Xây dựng xã hội học tập ở Thanh Hóa

Qua các kỳ khoa cử dưới chế độ phong kiến Việt Nam, phong trào học tập của Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ với sáu trạng nguyên, tám bảng nhãn, sáu thám hoa, 204 tiến sĩ. Phát huy truyền thống, ngày nay, hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở Thanh Hóa tiếp tục được đẩy mạnh, nhân rộng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HÐH

Tạo điểm nhấn trong xây dựng đội ngũ và nâng cao chất lượng giáo dục

(HBĐT) - Chi bộ trường THPT Ngô Quyền (TPHB) hiện có 22/36 đảng viên. Thực hiện nhiệm vụ của trường, nhiều năm qua, chi bộ đã triển khai có hiệu quả tinh thần nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp, nhất là các định hướng của Đảng, Nhà nước trong phát triển giáo dục.

Kim Bôi: 184/202 xóm, khu dân cư đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.

(HBĐT) - Thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS năm 2010, tính đến nay, toàn huyện Kim Bôi có 28/28 xã, thị trấn đạt đạt phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1

Khó tìm giáo viên tiếng Anh tiểu học

Không có sinh viên nào chọn làm giáo viên tiếng Anh tiểu học nhưng muốn chọn chương trình học 5 năm rưỡi để lấy bằng cử nhân liên môn giáo dục tiểu học và tiếng Anh tiểu học

Năm 2011: Dự toán chi ngân sách ngành giáo dục là 5.081,6 tỷ đồng

Ngày 25/12, Bộ GD-ĐT tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch và ngân sách năm 2010, dự toán cho năm 2011 các đơn vị trực thuộc Bộ. Theo đó, tổng dự toán chi ngân sách nhà nước 2011 của Bộ GD-ĐT là 5.081,6 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm trước.

Chỉ tiêu tuyển sinh 2011 tăng từ 6,5% đến 20%

Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) cho biết, chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng (ÐH, CÐ) chính quy năm 2011 tăng 6,5%; đào tạo từ xa tăng 10%; tuyển mới TCCN tăng 10% so với năm 2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục