Qua các kỳ khoa cử dưới chế độ phong kiến Việt Nam, phong trào học tập của Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ với sáu trạng nguyên, tám bảng nhãn, sáu thám hoa, 204 tiến sĩ. Phát huy truyền thống, ngày nay, hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở Thanh Hóa tiếp tục được đẩy mạnh, nhân rộng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HÐH
Ở huyện Hoằng Hóa, làng Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang được tôn vinh là Làng tiến sĩ. Dưới chế độ khoa cử phong kiến Việt Nam, làng Nguyệt Viên có tới 18 người đỗ tiến sĩ, trong đó dòng họ Lê Viết chiếm số đông. Ông Lê Viết Luân, đại diện dòng họ khuyến học cho biết: Tiếp nối truyền thống, di duệ dòng họ Lê Viết tiếp tục đạt được nhiều thành công trên con đường học vấn, nâng số người đạt học vị tiến sĩ lên 30. Từ nhiều năm trước đây, ông Lê Viết Ly đã khởi xướng xây dựng dòng họ khuyến học, vận động các thành viên trong gia đình quyên góp xây dựng thư viện cho trường học của xã; con cháu trong dòng họ còn xây dựng khu trường học cao tầng tặng Trường tiểu học xã Hoằng Quang. Mấy năm gần đây, dòng họ Lê Viết ở làng Nguyệt Viên lập quỹ học bổng, quỹ khuyến học trao thưởng hàng tỷ đồng cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong tỉnh Thanh Hóa.
Ðến xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, địa phương đi tiên phong trong xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCÐ), chúng tôi ghi nhận sự chuyển hóa trong nhận thức đến hành động về việc học của người dân vùng duyên hải. Ngoài mở các lớp học ngoại ngữ, tin học, dạy văn hóa cho cán bộ cơ sở, TTHTCÐ phối hợp Trường trung cấp Thủy sản đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề cho 90 thuyền trưởng, thuyền viên, đồng thời đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật, xây dựng các mô hình sản xuất, định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho hộ dân thuộc diện thu hồi đất sản xuất nên tỷ lệ lao động qua đào tạo ở xã Hải Bình đã đạt 31%...
Không chỉ ở xã Hải Bình hay làng Nguyệt Viên... mà phong trào khuyến học, khuyến tài, phát triển TTHTCÐ, xây dựng xã hội học tập còn phát triển ở khắp các địa phương của tỉnh Thanh Hóa. Theo Chủ tịch Hội khuyến học Thanh Hóa Nguyễn Ðình Bưu: Sau mười năm thành lập đến nay, Hội Khuyến học Thanh Hóa phát triển được gần 1.000 hội cơ sở, 13.353 chi hội với 510.856 hội viên. Hội Khuyến học đã vận động 33.554 học sinh bỏ học trở lại lớp học, giúp đỡ 41.867 học sinh có nguy cơ bỏ học tiếp tục học tập. Cấp ủy, chính quyền các cấp, các đơn vị trường học, thầy giáo, cô giáo cũng đã vận động 8.500 học sinh khuyết tật đến lớp hòa nhập, tổ chức các lớp học tình thương, thu hút 9.300 học sinh tham gia. Mô hình dòng họ khuyến học, gia đình khuyến học được nhân rộng ở các địa phương. Toàn tỉnh xây dựng 2.705 tủ sách khuyến học ở các thôn, bản, khu phố; các tập thể, cá nhân trong tỉnh hiến tặng 15 nghìn m2 đất, 2,5 triệu bản sách giáo khoa, hơn 65 tỷ đồng tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, cấp 101 tỷ đồng giúp đỡ 35 vạn học sinh nghèo yên tâm học tập, trao thưởng 113 tỷ đồng cho 2,39 triệu lượt học sinh học giỏi, 10.500 giáo viên dạy giỏi... Mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - cộng đồng dân cư và chính quyền sở tại ngày càng được củng cố, tăng cường. Nhiều thôn, bản trong tỉnh duy trì tiếng trống, tiếng kẻng khuyến học, quản lý tốt thời gian học tập ở nhà của học sinh. TTHTCÐ trở thành điểm đến, ngôi trường chung của mọi người. Qua tổng hợp, trung bình mỗi năm có khoảng một triệu lượt người theo học tại các TTHTCÐ trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, hoạt động xây dựng xã hội học tập còn nhiều khó khăn; nhất là các TTHTCÐ không đồng đều, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn nghèo nàn, đội ngũ giảng viên, báo cáo viên không ổn định, trình độ bất cập. Nhiều TTHTCÐ sử dụng hội trường UBND xã, nhà văn hóa thôn, xóm làm lớp học, xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên chủ yếu từ nguồn cán bộ chính quyền, đoàn thể kiêm nhiệm, cán bộ hưu trí; nguồn kinh phí cho hoạt động các TTHTCÐ còn hạn hẹp.
Ðể nâng cao chất lượng, hiệu quả của các TTHTCÐ, xây dựng xã hội học tập, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Hoằng Hóa Lê Viết Ky cho rằng, cùng với việc tiếp tục củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, cần chỉ đạo các trung tâm xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể trong từng tháng, từng quý, từng năm. Mặt khác, cần tăng cường quản lý, theo dõi, giám sát hoạt động của các TTHTCÐ, lồng ghép, phối hợp các cơ quan, tổ chức quần chúng trong tổ chức các nội dung hoạt động, xây dựng mô hình, phát triển đa dạng các hình thức học tập; thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn, bồi dưỡng các chuyên đề cho các giảng viên, báo cáo viên. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Vương Văn Việt khẳng định: Thời gian tới Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khuyến học, không ngừng đổi mới tư duy, củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức hội khuyến học; xây dựng, nhân rộng các mô hình khuyến học tốt, gia đình, dòng họ khuyến học, khu dân cư hiếu học; quan tâm tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới giáo dục, quản lý tốt các TTHTCÐ ở xã, phường, thị trấn, xây dựng nội dung giáo dục phù hợp nguyện vọng quần chúng, nhu cầu thực tiễn ở địa phương theo phương châm 'cần gì học nấy'. Trong lãnh đạo, điều hành, cấp ủy, chính quyền các cấp động viên nhân dân thi đua học tập, hướng dẫn các cơ quan doanh nghiệp, đơn vị xây dựng cơ sở học tập thường xuyên để nâng cao trình độ văn hóa, tiếp thu tri thức, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, nhân rộng phong trào 'Nơi nơi học tập, người người học tập' góp phần xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HÐH.
Theo ND
Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) cho biết, chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng (ÐH, CÐ) chính quy năm 2011 tăng 6,5%; đào tạo từ xa tăng 10%; tuyển mới TCCN tăng 10% so với năm 2010.
Trao đổi với báo giới bên lề hội nghị phân bổ ngân sách giáo dục năm 2011 sáng 25/12, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nói sẽ có những động thái để siết chặt chất lượng đào tạo, còn chuyện tiến tới xóa chữ “tại chức” ở trên văn bằng để tạo áp lực về chất lượng cho cả 2 hệ này thì ông chưa thể trả lời.
(HBĐT) - Tại thời điểm này, 100% xã, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố, 96 trường học ở Lạc Sơn đã thành lập Hội Khuyến học, chi hội khuyến học. Toàn huyện có 25.313 hội viên, 11.533 gia đình hiếu học và 92 dòng họ khuyến học.
(HBĐT) - Đó là cô Phạm Mai Hương, Hiệu trưởng trường tiểu học Cuối Hạ A, xã Cuối Hạ (Kim Bôi). Nhà trường có 382 học sinh, trong đó có 380 học sinh là người dân tộc và 17 em mồ côi.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga, khẳng định kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011 có thể thay đổi một số ít về kỹ thuật, nhưng về cơ bản vẫn thực hiện theo phương thức “3 chung”.
Theo thông tin từ Chính phủ, ngày 23/12, Thủ tướng Chính phủ đã ký các quyết định thành lập 2 trường ĐH trực thuộc Bộ Quốc phòng.