Trường THPT Ngô Quyền được trang bị đầu tư các trang thiết bị, phục vụ tốt cho việc dạy và học.
(HBĐT) - Chi bộ trường THPT Ngô Quyền (TPHB) hiện có 22/36 đảng viên. Thực hiện nhiệm vụ của trường, nhiều năm qua, chi bộ đã triển khai có hiệu quả tinh thần nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp, nhất là các định hướng của Đảng, Nhà nước trong phát triển giáo dục.
Với chi bộ, từ năm 2000 đến nay, qua các nhiệm kỳ (khoá VIII, IX, X và khoá XI) tiếp tục thể hiện vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các bước phát triển của nhà trường. Nhiều năm liền, chi bộ được công nhận là tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh. Năm 2009 được Thành uỷ Hoà Bình công nhận là tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh tiêu biểu.
Đồng chí Dương Ngọc Trung, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Những năm qua, chi bộ nhà trường đã tạo dựng được sự đoàn kết, thống nhất trong cán bộ, giáo viên, đảng viên; thúc đẩy các tổ chức, đoàn thể, lớp học; coi trọng xã hội hoá giáo dục, hướng tới đích lớn nhất của nhà trường là từng bước nâng cao chất lượng giáo dục
Chi bộ đã đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, giáo viên và học sinh thông qua các CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, CVĐ, phong trào thi đua do ngành phát động. Chi bộ và nhà trường đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng yêu cầu của CVĐ “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo” và là nòng cốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên, trong mỗi năm học, các tổ chuyên môn và giáo viên đều có cam kết, đăng ký mức thi đua, đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Mỗi cán bộ, giáo viên đều hết sức nỗ lực trong tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, về tin học. Hiện nay, 100% giáo viên có giáo án đánh máy và đã soạn giảng bằng giáo án điện tử...
Với những cố gắng đó, đến nay, cùng với đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100%, trường có 4 cán bộ, giáo viên đã, đang học chương trình trên đại học. Trong đội ngũ cán bộ, giáo viên đã có người đạt chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 12 thầy, cô giáo đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 2 tổ chuyên môn đạt tập thể lao động xuất sắc và 1 tổ lao động lao động tiên tiến; số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp trường chiếm 36%.
Trong phong trào thi đua “dạy tốt - học tốt”, nhà trường tổ chức nhiều hoạt động có tính chuyên đề nhằm phát huy sức vươn trong học tập, rèn luyện của học sinh (năm học 2010-2012, nhà trường có 479 học sinh). Trường đã chú trọng phát triển toàn diện của học sinh về: đức, trí, thể, mỹ; tạo nhiều sân chơi lành mạnh để các em học tập và từng bước hoàn thiện mình. Những năm gần đây, chất lượng học tập của các em đã có những bước tiến đáng kể, cả về giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. 3 năm học lại đây, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của trường luôn đứng trong tốp đầu của tỉnh. Năm học 2009-2010, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 99,36% (năm học 2008-2009 đạt 91,37%). Tỷ lệ học sinh khá, giỏi cũng đạt trên 30%. Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hoá, nhà trường đã có 18 giải (cùng với 2 giải giải toán trên máy tính casio), trong đó có 4 giải nhì ( môn địa, Anh văn), 5 giải ba. Bên cạnh đó, nhà trường còn có 9 giải cấp tỉnh về TD-TT và giáo dục quốc phòng (vài năm trước, trường đã có học sinh đoạt giải cao tại giải điền kinh học sinh toàn quốc và Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc)...
Trường THPT Ngô Quyền đã có bước tiến rõ rệt cả về cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục. Một cơ ngơi trường lớp khang trang, sạch, đẹp đã hình thành (từng được Công đoàn ngành công nhận là trường xanh - sạch - đẹp với khu giảng đường 3 tầng (15 phòng), nhà bộ môn, hiệu bộ và nhà đa năng đang được xây dựng). Điều đáng mừng hơn nữa là nhà trường đã tạo được nền nếp dạy và học. Trường THPT Ngô Quyền đang chuyển mình mạnh mẽ.
Bùi Huy
Trao đổi với báo giới bên lề hội nghị phân bổ ngân sách giáo dục năm 2011 sáng 25/12, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nói sẽ có những động thái để siết chặt chất lượng đào tạo, còn chuyện tiến tới xóa chữ “tại chức” ở trên văn bằng để tạo áp lực về chất lượng cho cả 2 hệ này thì ông chưa thể trả lời.
(HBĐT) - Tại thời điểm này, 100% xã, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố, 96 trường học ở Lạc Sơn đã thành lập Hội Khuyến học, chi hội khuyến học. Toàn huyện có 25.313 hội viên, 11.533 gia đình hiếu học và 92 dòng họ khuyến học.
(HBĐT) - Đó là cô Phạm Mai Hương, Hiệu trưởng trường tiểu học Cuối Hạ A, xã Cuối Hạ (Kim Bôi). Nhà trường có 382 học sinh, trong đó có 380 học sinh là người dân tộc và 17 em mồ côi.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga, khẳng định kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011 có thể thay đổi một số ít về kỹ thuật, nhưng về cơ bản vẫn thực hiện theo phương thức “3 chung”.
Theo thông tin từ Chính phủ, ngày 23/12, Thủ tướng Chính phủ đã ký các quyết định thành lập 2 trường ĐH trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Khoảng 500 du học sinh sẽ tham gia Lễ hội du học sinh chào Xuân 2011, sẽ diễn ra vào ngày 29/12, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội.