Trong một trường học, bộ máy làm việc của trường không bao giờ thiếu đội ngũ giám thị. Những người làm công tác này chính là những người nắm giữ bộ mặt bên ngoài của nhà trường. Nhìn vào cách thức làm việc của đội ngũ giám thị, người ta có thể biết được phần nào ý thức kỷ cương nề nếp học sinh của trường.

Giờ dạy tiếng Anh của cô Lê Thị Ngọc Thủy - giáo viên mới nhận nhiệm sở tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Q.Tân Bình (TP.HCM) - sáng 15-9. - Ảnh tư liệu

>> Chủ nhiệm như “hiệu trưởng con”
>> Giáo viên không phải máy đa năng
>> Chủ nhiệm lớp: yêu thương và… mệt mỏi

Nếu giáo viên chủ nhiệm chỉ theo lớp trong những giờ nhất định, giáo viên bộ môn ngoài việc lên lớp cũng khó có thể quan tâm nhiều đến học sinh, thì bộ phận giám thị lại là người theo sát các em hơn cả.

Thông thường ở các trường học, mỗi buổi học sẽ có mỗi nhóm giám thị phụ trách. Việc theo dõi học sinh hằng ngày qua thời gian dài từ một đến ba năm khiến những người làm công việc này trở nên quen thuộc và thân thiết với học sinh. Hằng khóa, chỉ cần sau một thời gian tuyển sinh đón lứa học sinh mới vài ba tháng, có thể nói rằng chính họ là những người sàng lọc các loại học sinh từ chăm ngoan đến cá biệt nhanh và tổng quát nhất. Việc mỗi thầy giám thị có một sổ "Nam tào" vẫn luôn là nỗi ám ảnh của các học sinh cá biệt.

Có thể nói chính bộ phận giám thị hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên chủ nhiệm và nhà trường trong việc theo dõi quản lý học sinh.

Nhưng nhìn một cách thẳng thắn, hiện nay đội ngũ giám thị ở trường học của chúng ta vẫn chưa được chú trọng đầu tư đúng mức. Tất cả những người làm công tác ở bộ phận này đều là nhân viên hợp đồng được nhà trường chi trả ngoài ngân sách với một mức lương cực kỳ khiêm tốn.

Vì vậy để có thể cân đối được nguồn thu chi, mỗi đơn vị trường học chỉ có thể hợp đồng được một số lượng giám thị ở mức tương đối. Thông thường, mỗi buổi học chỉ có thể hợp đồng được hai người đảm trách việc theo dõi nề nếp của tất cả học sinh trong buổi đó. Việc theo dõi 700-800 học sinh/ buổi học với hai người quả là điều khó khăn.

Bên cạnh đó, quyền hạn của giám thị cũng không đúng với vai trò của họ. Khi phát hiện những hành vi vi phạm của học sinh, giám thị cũng chỉ được báo lại cho giáo viên chủ nhiệm giải quyết. Nếu nặng hơn thì báo cáo với lãnh đạo nhà trường để đưa ra hội đồng kỷ luật mà không được quyền đưa ra hình thức xử lý nào cả. Với cách làm đó, giám thị chỉ làm mỗi việc "chỉ điểm" mà thôi.

Trong khuôn khổ một chương trình trao đổi hợp tác với một trường THPT của Pháp, tôi đã rất ngạc nhiên khi với số lượng 1.200 học sinh, trường bạn có đến 18 vị giám thị cộng thêm ba người trong ban cố vấn và một vị phụ trách tư vấn tâm lý học sinh cùng số lượng nhân viên phục vụ trong trường học rất lớn.

Qua làm việc, tôi biết được với quy mô làm việc trong trường học, người ta rất chú trọng đến công tác phục vụ dạy và học của cả giáo viên lẫn học sinh. Với một đội ngũ giám thị cùng ban cố vấn và nhân viên phục vụ, mọi nhu cầu về sinh hoạt, quản lý cũng như tư vấn cho học sinh đều được đội ngũ này đảm nhiệm. Giáo viên chỉ còn làm mỗi nhiệm vụ duy nhất là truyền đạt kiến thức và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.

Rõ ràng cách làm việc này đã giảm tải cho giáo viên rất nhiều khiến họ toàn tâm toàn ý hơn trong việc nghiên cứu giảng dạy. Mặt khác, học sinh thoải mái hơn khi tiếp xúc với thầy cô mà không e ngại về những thành kiến nếu mình nhỡ vi phạm điều gì đó trong quá trình đến lớp.

Trong khi đó, bộ phận giám thị lại thuận lợi hơn rất nhiều khi phụ trách những nhóm lớp học sinh cụ thể. Việc theo dõi nhất cử nhất động của học sinh đến tận từng tiết học, thậm chí cả những biến động về xúc cảm của từng cá nhân học sinh cũng được quan tâm.

Vậy tại sao chúng ta không đặt vấn đề về vị trí của người giám thị trong trường học như một sự nghiêm túc cần thiết? Nên chăng xây dựng một đội ngũ giám thị vững vàng về năng lực và có chuyên môn quản lý học sinh cùng với những kiến thức tối cần thiết như tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm, kiến thức về xã hội học… sẽ giúp việc quản lý học sinh trở nên nhẹ nhàng và sâu sát hơn so với giao phó cho giáo viên bộ môn kiêm giáo viên chủ nhiệm như hiện nay.

Như vậy, hình ảnh người giám thị không nhất thiết phải xây dựng cho được một chữ "thầy" như chúng ta thường gọi một cách khiên cưỡng lâu nay. Nhưng không phải vì vậy mà mất đi sự tôn trọng đối với đội ngũ những người thực hiện công việc này. Bất cứ ai ở bất kỳ vị trí nào trong trường học, một khi đã đóng góp thiết thực cho sự nghiệp giáo dục thì bản thân người đó đã rất xứng đáng được trân trọng.

                                                                                   Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn - cơ hội cần tận dụng

(HBĐT) - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là điểm mấu chốt góp phần xoá đói - giảm nghèo bền vững. Chính vì vậy, trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nghèo, lao động nông thôn luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm. Vừa qua, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã thực sự tạo cơ hội mới cho người lao động.

Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011 - Chạy đua theo số lượng

Bộ GD-ĐT mới công bố chỉ tiêu tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011 tăng khoảng 33.500 chỉ tiêu so với năm 2010 (514.500 chỉ tiêu). Như vậy, kỳ tuyển sinh năm nay tiếp tục chạy theo số lượng khi có sự mất cân đối ở việc xác định tổng chỉ tiêu tuyển mới và cả chỉ tiêu ở từng trường, từng nhóm ngành.

Chi hơn 1.765 tỉ đồng cho đào tạo

Theo Bộ GD-ĐT, năm 2011, ngân sách phân bổ cho đào tạo học sinh, sinh viên trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, CĐ, ĐH và sau ĐH là hơn 1.765 tỉ đồng, trong đó chi bù học phí cho các trường sư phạm là hơn 249 tỉ đồng.

Từ 2011, 90% trường ĐH của Pháp tự chủ tài chính

Từ tháng 1/2011, các trường đại học ở Pháp sẽ tự lo cho “số phận” của mình, theo báo Le Figaro số ra ngày 31/12/2010. Các trường này sẽ phải tự quản lý nguồn nhân lực, ngân sách mà trước đây họ phải tuân theo sự hướng dẫn của Nhà nước.

Công đoàn trường tiểu học Quý hòa (Lạc Sơn): Chăm lo thiết thực đời sống cán bộ, giáo viên

(HBĐT) - Cô giáo Trần Thị Bảy, Chủ tịch công đoàn trường tiểu học Quý Hòa (Lạc Sơn) cho biết: Nhà trường đã coi CVĐ “ Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” gắn với chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên. Từ đó, công đoàn nhà trường vận động cán bộ, giáo viên thực hiện nghiêm pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt quy chế của ngành, nội quy, quy chế của nhà trường. Các giáo viên của trường luôn giúp đỡ nhau trong công tác và cuộc sống. Riêng phong trào thi đua “Hai tốt”, ngoài việc tổ chức hội giảng, thăm lớp, dự giờ, Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt chú trọng quản lý nề nếp giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

Xử lý các vi phạm trong triển khai dự án thành lập trường

Trong năm 2011, Bộ sẽ thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc triển khai dự án thành lập trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục