Bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển, việc chăm lo xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải gắn liền với việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Giáo dục bất cứ ở thời kỳ nào vẫn phải thích ứng với những chiều hướng mới trong sự phát triển xã hội. Thực tế giáo dục Việt Nam đang đứng trước những thách thức là làm sao đào tạo ra những con người với đầy đủ đức và trí, đủ khả năng và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thế giới. Hơn nữa, để sánh kịp và hội nhập được với thế giới, giáo dục nước nhà phải có một mô hình đào tạo mới.
Mô hình liên kết giữa trường đại học Việt Nam với các trường đại học trên thế giới được Bộ Giáo dục và Ðào tạo đang triển khai trong thời gian qua là một chương trình đào tạo tiên tiến. Trong đó việc kiểm định chất lượng, giám sát quá trình đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp đều được xây dựng dựa trên những chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên chương trình này cũng bộc lộ những hạn chế do chỉ triển khai ở cấp bậc đại học trong khi hệ thống giáo dục nước ta là đa cấp học. Vấn đề đặt ra cho giáo dục nước ta hiện nay là phải có sự đổi mới, một mô hình đào tạo chất lượng cao ở tất cả các cấp học. Phải trang bị và phổ cập cho các em học sinh ngay từ khi chuẩn bị cắp sách đến trường với phương pháp học tập hiện đại, hiệu quả, làm hành trang cho các em tiếp cận với hệ thống giáo dục tiên tiến.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, Công ty cổ phần quốc tế An Khang có chủ trương đầu tư xây dựng ngôi trường nội trú đa cấp học tại Việt Nam. Ðây sẽ là một mô hình trường học đạt đẳng cấp quốc tế cho các cấp đào tạo: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông... Trường chú trọng đến việc hình thành cơ sở cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ, tạo cơ sở vững chắc để các em học sinh tiếp tục học tập ở bậc cao hơn tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước. Mô hình này không những đáp ứng được mục tiêu giáo dục nước nhà mà còn sánh vai được với nền giáo dục trên thế giới.
Trường học nội trú với quy mô 123 ha, tổng mức đầu tư là 1.200 tỷ đồng, dự kiến sẽ được xây dựng tại huyện Sóc Sơn, phía bắc Thủ đô Hà Nội. Ðây là nơi với những điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi để An Khang xây dựng thành công mô hình trường học xanh sạch đẹp - Trường học đa cấp chất lượng quốc tế. Học tập ở đây, học sinh như được sống trong một thị trấn thu nhỏ cho cả ba cấp học. Mọi sinh hoạt của học sinh đều do nhà trường quản lý. Với cơ sở vật chất hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, trường có đầy đủ quy mô diện tích, phòng chức năng, nhà ở nội trú 100% cho cả giáo viên, học sinh, cán bộ, công nhân viên, có đủ các loại hình sân vận động bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, thể dục thẩm mỹ, có nhiều bể bơi dành cho lứa tuổi, có bệnh viện nhỏ để phục vụ cho trường và nhân dân khu vực chung quanh, có bến xe buýt, có căng tin, cửa hàng, nhà khách phục vụ phụ huynh đến thăm con, khu triển lãm vui chơi giải trí, công viên, thảm cây xanh, vườn cây ăn quả, vườn thí nghiệm thực vật... Trường phấn đấu có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và phù hợp với các loại hình đào tạo, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, đáp ứng sự phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, trường duy trì các mối quan hệ tích cực và hiệu quả với các đối tác nước ngoài và các tổ chức giáo dục quốc tế. Với mục tiêu xây dựng mô hình chuẩn về giáo dục, đào tạo toàn diện từ tinh thần tới thể chất, trường chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên khi giảng dạy giàu kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.
Mô hình trường phổ thông nội trú của Công ty cổ phần quốc tế An Khang sẽ là một môi trường học tập, rèn luyện con người một cách toàn diện, kết hợp sáng tạo giữa giáo dục Việt Nam với thế giới. Trường sẽ là điểm sáng trong phong trào học tập, thi đua hai tốt, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung.
Theo ND
Ngày 15/2, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Malaysia, PETRONAS đã trao học bổng toàn phần cho 5 sinh viên xuất sắc của Việt Nam sang học tập tại trường Đại học Công nghệ PETRONAS (UTP) tại Malaysia.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ đang tiến hành lấy ý kiến dự thảo Thông tư ban hành Chương trình khung bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Cô bé Ly Giò Xó, 11 tuổi, người dân tộc La Hủ, ở bản Phí Chi A, xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè (Lai Châu) từ khi sinh ra đôi chân đã bị tật nguyền bẩm sinh. Nhưng em không chịu đầu hàng số phận, luôn vươn lên trong cuộc sống hòa nhập cùng xã hội.
(HBDT - Huyện Mai Châu hiện có khoảng 5,2 vạn dân số Với dân số toàn huyện khoảng 52.000 khẩu, trong đ ó, độ tuổi từ 1 - 15 tuổi chiếm 34%, độ tuổi từ 16 - 58 tuổi chiếm gần 50%, dân tộc Thái chiếm 65%, dân tộc Kinh chiếm 15%; Mỗi năm có khoảng 1600 lao động thanh niên tìm việc làm mới hoặc tìm việc làm tại chỗ.
Họ dạy học nhưng không có trường lớp, không thuộc biên chế ngành giáo dục. Và họ cũng không biết đến cảm giác nghỉ hè hay thưởng tết.
Báo cáo của Bộ GD-ĐT cho thấy, đến hết năm 2010, có nhiều chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 được hoàn thành, trong đó một số hoàn thành vượt chỉ tiêu.