Cẩm nang tuyển sinh ĐH, CĐ 2011 - Ngành nào nhiều triển vọng? là một ấn phẩm đặc sắc được thực hiện công phu với khối lượng thông tin đồ sộ, nội dung phong phú.
Bằng nhiều phương pháp mới lần đầu tiên được áp dụng, Cẩm nang tuyển sinh ĐH, CĐ 2011 của báo Tuổi Trẻ cung cấp những thông tin chưa từng được công bố; những phân tích sâu về tình hình tuyển sinh và nhiều bài đánh giá được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau của thực tế tuyển sinh.
Phát hành trên toàn quốc từ ngày 18-2 Cẩm nang tuyển sinh ĐH, CĐ 2011: Ngành nào nhiều triển vọng? do báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ liên kết ấn hành tại các nhà sách, các sạp báo trên toàn quốc từ sáng 18-2. Giá: 12.700 đồng. |
Ngay từ phần đầu tiên của cẩm nang, những người thực hiện đã cố công phân tích dữ liệu của nhiều mùa tuyển sinh. Nhờ vậy, các bài nhận định về xu hướng chọn ngành, mặt bằng trình độ thí sinh dự thi các trường... mang tính xâu chuỗi nhiều năm liền.
Đặc biệt, đây là lần đầu tiên một ấn phẩm cung cấp cho thí sinh tỉ lệ "chọi" thực chi tiết đến từng ngành. Tỉ lệ "chọi" này tính trên số lượng thực thí sinh đến dự thi so với chỉ tiêu. Nhờ vậy, thí sinh sẽ có cái nhìn chính xác hơn về mức độ cạnh tranh của trường mình sẽ dự thi thay vì chỉ tham khảo tỉ lệ "chọi" dựa trên số lượng đăng ký dự thi như trước đây.
Đặt mục tiêu hướng nghiệp, định hướng cho thí sinh chọn được ngành, nghề phù hợp lên hàng đầu, cẩm nang có nhiều bài viết của các chuyên gia phân tích cách phát hiện năng lực, sở thích bản thân, thông tin về nhu cầu nhân lực, tái hiện thực tế ngành nghề... Cẩm nang còn có phần trắc nghiệm nhóm nghề nghiệp nổi trội để thí sinh khám phá điểm mạnh, điểm yếu của chính mình.
Trong đó, thông tin phân tích rõ về nội dung, yêu cầu cũng như so sánh mặt bằng điểm thi, điểm trung bình của hàng chục ngành học được nhiều trường đào tạo là phần thí sinh không thể bỏ qua. Phần nội dung này được những người thực hiện dày công thực hiện vì thực tế rất nhiều thí sinh còn đang băn khoăn không biết cùng một ngành học, mình nên chọn trường nào cho hợp lý.
Về những thông tin của các kỳ thi sắp tới, cẩm nang cung cấp cho thí sinh toàn bộ thông tin cơ bản nhất trong kỳ thi tuyển sinh năm 2011. Thí sinh cũng sẽ tìm thấy chi tiết ngành tuyển sinh, mã ngành, khối thi, chỉ tiêu tuyển sinh của nhiều trường ĐH, CĐ trong cả nước để quyết định chọn trường cho riêng mình. Bên cạnh đó, lần đầu tiên cẩm nang sẽ giúp thí sinh "xem mắt" các trường ĐH trong cả nước qua việc cung cấp thông tin về tỉ lệ giảng viên/sinh viên cũng như diện tích bình quân/sinh viên.
Cẩm nang không chỉ tập trung vào ĐH, CĐ chính quy mà còn cung cấp cho thí sinh những lối đi khác để vào đời như học tại chức, liên thông, học nghề... Trong phần này, thí sinh đang đứng trước ngưỡng cửa vào đời được Miss Teen Huyền Trang chia sẻ lý do chọn học nghề mà không dự thi vào đại học.
Ngoài ra, những tiết lộ đáng quan tâm của Uyên Linh và Mai Hương Idol về những dự định sắp đến trong nghề nghiệp và công việc. Trong đó, Mai Hương cho hay cô đang muốn rẽ sang học tập ở lĩnh vực báo chí.
Cẩm nang còn có rất nhiều thông tin độc đáo khác liên quan đến các bí quyết mùa thi, việc ăn ở đi lại những ngày thi, những sơ suất nhỏ hậu quả lớn có thể tránh, cách vay vốn học tập, học phí các trường...
Theo ThanhNien
Họ dạy học nhưng không có trường lớp, không thuộc biên chế ngành giáo dục. Và họ cũng không biết đến cảm giác nghỉ hè hay thưởng tết.
Báo cáo của Bộ GD-ĐT cho thấy, đến hết năm 2010, có nhiều chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 được hoàn thành, trong đó một số hoàn thành vượt chỉ tiêu.
Những băn khoăn về ngành học, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp cũng như thủ tục đăng ký dự thi đã được đại diện 12 trường ĐH, CĐ giải đáp cho hơn 700 học sinh trường THPT Ngô Quyền (Q.7, TP.HCM) vào sáng 14.2.
TP Hà Nội đầu tư từ ngân sách xây dựng 2 khu nhà ở tập trung cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng tại Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp (Thanh Trì) và Khu đô thị Mỹ Đình II (Từ Liêm), với gần 30.000 chỗ ở.
(HBĐT) - Năm 2010, Trung tâm hoạt động TTN tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động với nội dung phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo TTN. Trong năm vừa qua, Trung tâm đã thu hút gần 25.000 TTN đến tham gia sinh hoạt với hơn 300.000 lượt.
Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với ngành giáo dục và đào tạo của các tỉnh miền núi. Nhiều năm qua, tỉnh Kon Tum xác định đây là vấn đề cơ bản không chỉ khắc phục sự hẫng hụt về việc thiếu cán bộ là người địa phương mà còn là yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, bền vững, vừa là tình cảm, trách nhiệm đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.