Xây dựng mỗi huyện ít nhất một trung tâm học tập cộng đồng điểm kết hợp với Nhà văn hoá, bưu điện văn hoá xã, thư viện xã, để phổ biến kiến thức theo Chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu người học.
Đây là một trong những yêu cầu của Bộ GD-ĐT đối với các Sở GD-ĐT địa phương nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) và triển khai thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
Ngoài ra Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các Sở GD-ĐT tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo UBND các cấp bố trí giáo viên trường tiểu học hoặc trung học cơ sở làm việc tại TTHTCĐ.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên, hướng dẫn viên TTHTCĐ về mục tiêu, mức độ cần đạt, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá…Phối hợp các ban, ngành, đoàn thể căn cứ vào nội dung quy định trong Chương trình để lựa chọn, biên soạn tài liệu, đáp ứng nhu cầu người học, phù hợp thực tế từng địa phương.
Được biết, vào tháng 10/2010, Bộ GD-ĐT đã ký thông tư ban hành Chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ bao gồm năm (05) chương trình sau: Chương trình giáo dục pháp luật; Chương trình giáo dục văn hóa - xã hội; Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường; Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe và Chương trình giáo dục phát triển kinh tế.
Theo Dantri
(HBĐT) - Ngày 24/2, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Tân Lạc, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc bộ tổ chức bế giảng và trao bằng tốt nghiệp lớp trung cấp kinh tế nông nghiệp 48B hệ vừa học, vừa làm.
(HBĐT) - Từ ngày 18 – 24/2, phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình đã tổ chức hội thi Phó hiệu trưởng giỏi các trường mầm non năm học 2010 – 2011. Tham gia, có 22 Phó hiệu trưởng đến từ 19 trường mầm non trong toàn thành phố. Đây là năm học đầu tiên phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình tổ chức hội thi Phó hiệu trưởng giỏi nhằm góp phần nâng cao năng lực cán bộ quản lý ngành học mầm non.
Để có thể trúng tuyển vào một trường ĐH, ngoài việc trang bị tốt kiến thức, thí sinh (TS) cần phải có sự lựa chọn ngành và trường học phù hợp với bản thân.
Nguồn tin từ Bộ GD-ĐT, dự kiến mùa tuyển sinh năm 2011 thời gian xét tuyển NV2, NV3 sẽ kéo dài thêm 5 ngày so với các năm trước. Việc công khai xét tuyển để thí sinh biết thông tin nộp hồ sơ sẽ được nghiên cứu kỹ trước khi đưa vào quy chế.
“Ít nhất là trong năm năm tới, tôi bảo đảm những giáo sinh tốt nghiệp sư phạm mầm non nếu có tâm và đủ tay nghề sẽ có việc làm ngay” - ông Phạm Ngọc Thanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định.
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, bắt đầu từ học kỳ II năm học 2010-2011 sẽ giảng dạy đại trà bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” cho học sinh Hà Nội.