Ngày 27.2, hàng ngàn học sinh của 9 trường THPT trên địa bàn TP Đà Lạt đã tập trung về trường THPT chuyên Thăng Long để được các chuyên gia chương trình Tư vấn mùa thi Báo Thanh Niên giải đáp những thắc mắc về tuyển sinh năm 2011

 


Đông đảo học sinh của TP Đà Lạt đã đến tham gia chương trình Tư vấn mùa thi năm  2011 của Báo Thanh Niên tổ chức tại đây vào hôm qua - Ảnh: Đ.N.T

Sư phạm vẫn cuốn hút học sinh

Ngay từ đầu chương trình, một học sinh nêu câu hỏi qua điện thoại: “Trường nào tại TP.HCM đào tạo các ngành sư phạm?”.  TS Lê Anh Duy - Trưởng ban tuyển sinh trường ĐH Sài Gòn, cho biết: “Hiện nay các trường đào tạo về sư phạm có 2 loại. Một là đào tạo tổng hợp như ĐH Sài Gòn, ĐH Đà Lạt... Hai là trường đào tạo chuyên sâu hơn như ĐH Sư phạm TP.HCM, CĐ Sư phạm Trung ương… Giá trị bằng cấp các trường này đều giống nhau”. Còn thạc sĩ Hồ Thị Ánh Tuyết - Phó trưởng phòng Công tác SV trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết trường đào tạo 2 khối: công nghệ (24 ngành) và sư phạm (10 ngành). Khi tốt nghiệp, nếu học khối sư phạm sẽ có bằng sư phạm bậc 2, chứng tỏ đầy đủ năng lực chuyên môn về sư phạm. Học khối công nghệ chỉ mất 4 năm nhưng sư phạm phải đến 4-5 năm vì thêm các môn nghiệp vụ.

Chiều 27.2, các trường ĐH, CĐ, TCCN, trung tâm đào tạo cũng tổ chức các gian hàng để cung cấp thông tin phong phú và đa dạng hơn cho học sinh. Ngoài ra, các đơn vị đều cố gắng đưa đến những phần quà, học bổng, lợi ích thiết thực nhất cho thí sinh. Trung tâm quốc tế ĐH Quốc gia TP.HCM (CIE) quyết định dành đến 50 cơ hội nhận học bổng cho học sinh với trị giá 16 triệu đồng/suất bằng cách gửi thông tin về trung tâm. Trung tâm còn tặng CD bao gồm 6 đề thi Toefl iBT mẫu. Trường ĐH Lạc Hồng lại cung cấp thông tin bổ ích: Sinh viên được bố trí lao động thực tế 6 tháng tại công ty, xí nghiệp trong khu vực và trong thời gian thực tế đó, có đến 85% SV được ký hợp đồng làm việc ngay khi còn học. Các trường khác như ĐH Kinh tế-Luật, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, ĐH Sài Gòn, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, CĐ Bách Việt, CĐ Nguyễn Tất Thành, CĐ quốc tế Kent... đều thông tin rất rõ ràng các ngành học trong trường để học sinh dễ dàng lựa chọn nếu quyết định thi hoặc nộp đơn xét tuyển.

Đ.N

Nhiều học sinh tiếp tục hỏi về ngành sư phạm và cơ hội việc làm tại chính địa phương mình. Nguyễn Thị Kim Yến - trường THPT Bùi Thị Xuân, thắc mắc về việc “muốn thi vào trường CĐ Sư phạm Đà Lạt (khoa Tiểu học) nhưng trường không tổ chức thi thì thi ở đâu? Cơ hội việc làm ngành sư phạm tại Lâm Đồng?”. Đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Trường CĐ Sư phạm Đà Lạt không  tổ chức thi. Nếu muốn học trường này cũng như các trường không tổ chức thi khác, học sinh có thể thi nhờ vào những  trường có tổ chức thi để thi và xét tuyển vào trường”. PGS-TS Phạm Văn Tất - Phó trưởng Phòng đào tạo ĐH và sau ĐH của ĐH Đà Lạt, cũng cho biết thêm: “Khi thực tập, các em sẽ được phân về các trường phổ thông. Các em có thể liên lạc với các trường này để liên hệ công tác sau này. Hoặc các em sẽ được phân công công tác tùy nhu cầu thực tế”.

Chọn ngành phù hợp với sức học

Tại buổi tư vấn, một học sinh thắc mắc qua số điện thoại đường dây nóng: “Em muốn học các ngành kỹ thuật nhưng sức học trung bình, thì học bậc CĐ ở đâu?”. Đại diện các trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, CĐ Kinh tế kỹ thuật Vinatex, CĐ Kinh tế kỹ thuật miền Nam lần lượt cho biết: Kỹ thuật luôn là ngành mũi nhọn xây dựng đất nước nhưng hiện tại số lượng thí sinh thi vào vẫn chưa cao. Các trường CĐ này đào tạo những ngành là: Kỹ thuật điện -điện tử, Kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật công trình xây dựng...

Những ngành kỹ thuật mới mở cũng thu hút sự quan tâm của học sinh. Trước câu hỏi liên quan đến ngành Metro và cơ hội việc làm, thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ - Trưởng phòng đào tạo trường  ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho biết: “Trường có chuyên ngành Xây dựng đường sắt - metro. Sinh viên học các ngành này ra trường sẽ tham gia vào công việc điều tiết hệ thống đường sắt - metro trong đô thị. Vừa qua, Chính phủ cũng đã quyết định sẽ đầu tư mạnh vào các hình thức giao thông mới, trong đó có metro. Hiện tại, trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM là một trong số ít trường có ngành này”.

Một học sinh trường THPT Trần Phú hỏi: “Em muốn thi ngành ngân hàng, nhưng các phương tiện thông tin đại chúng cho biết có thể vài năm tới ngành này sẽ bão hòa, vậy em có nên thi vào không?”. TS Nguyễn Văn Nam - Phó hiệu trưởng ĐH Lạc Hồng, tư vấn: “Không có nghề nghiệp nào mà tương lai không có khả năng kiếm việc làm cả. Nhưng em nên hướng đến tổng thể hơn. Cho dù ở nhiều thành phố lớn ngành này sẽ có lúc cạnh tranh cao thì các em nên hướng đến những Khu công nghiệp ở  Đồng Nai, Bình Dương...”.

Từ Vĩnh Long, một học sinh tên Hoàng Vĩnh Lộc gọi qua đường dây nóng của chương trình: “Em có nguyện vọng thi ngành môi trường thì thi khối gì? Học ra sao?”. Ông Huỳnh Chức - Phó hiệu trưởng trường CĐ Tài nguyên môi trường, cho biết: “Có rất nhiều trường đào tạo ngành này. Thường thì ngành Công nghệ môi trường chia ra nhiều chuyên ngành: khoa học môi trường, quản lý môi trường, kỹ thuật môi trường…”.

Kéo dài thời gian tư vấn tại lớp

Sáng 27.2, chương trình Tư vấn mùa thi tiếp tục thực hiện hình thức “Mỗi lớp một chuyên gia” tại trường THPT Bùi Thị Xuân. Để các học sinh được tư vấn nhiều hơn, Ban tổ chức đã phân các trường thành nhiều nhóm và luân phiên thay đổi việc tư vấn tại các lớp học.


Thầy Châu Minh Quý đang tư vấn cho học sinh - Ảnh: Đ.N.T

Các chuyên gia tư vấn đều hết sức bất ngờ trước sự nồng nhiệt của học sinh khi mình vừa bước vào phòng học.

Mỗi trường có thời gian tư vấn cho một lớp học khoảng 10 - 15 phút nhưng hầu như ai cũng đều phải nán lại ít phút để giải đáp vì các câu hỏi được đưa ra tới tấp. Các chuyên gia vì lòng nhiệt tình của học sinh mà đi lại như con thoi giữa các phòng và kéo dài thời gian mà Ban tổ chức dự định trước đó. Thậm chí, khi tất cả chuyên gia kết thúc việc tư vấn, học sinh lớp 12A2 nhất quyết mời cho được thầy Châu Minh Quý - Phó trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Tài chính - Marketing ghé qua để giải đáp vì có quá nhiều thắc mắc.

 

                                                                            Theo ThanhNien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các học viên nhận bằng tốt nghiệp.
Tiết mục thi năng khiếu của trường Mầm non Chăm Mát được đánh giá cao.

Chọn ngành học vừa sức

Để có thể trúng tuyển vào một trường ĐH, ngoài việc trang bị tốt kiến thức, thí sinh (TS) cần phải có sự lựa chọn ngành và trường học phù hợp với bản thân.

Dự kiến kéo dài thời gian xét tuyển NV2 và NV3

Nguồn tin từ Bộ GD-ĐT, dự kiến mùa tuyển sinh năm 2011 thời gian xét tuyển NV2, NV3 sẽ kéo dài thêm 5 ngày so với các năm trước. Việc công khai xét tuyển để thí sinh biết thông tin nộp hồ sơ sẽ được nghiên cứu kỹ trước khi đưa vào quy chế.

Nghề không lo thất nghiệp

“Ít nhất là trong năm năm tới, tôi bảo đảm những giáo sinh tốt nghiệp sư phạm mầm non nếu có tâm và đủ tay nghề sẽ có việc làm ngay” - ông Phạm Ngọc Thanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định.

HS Hà Nội sắp học nếp sống thanh lịch

Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, bắt đầu từ học kỳ II năm học 2010-2011 sẽ giảng dạy đại trà bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” cho học sinh Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa kiểm tra tình hình thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

(HBĐT) - Ngày 24/2, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa dẫn đầu đã kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh. Cùng đi có lãnh đạo và chuyên viên các Vụ, Cục của Bộ GD&ĐT. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở GD&ĐT.

Bền bỉ duy trì tốt chất lượng công tác phổ cập giáo dục

(HBĐT) - Từ tháng 12/2003, huyện Lạc Sơn đã đạt chuẩn phổ cập THCS. Trong nhiều năm qua, huyện vẫn thể hiện sự cố gắng liên tục, bền bỉ trong công tác này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục