Liên quan đến tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011, đến nay đã có thêm nhiều trường ĐH công bố dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh
Trong đó, năm 2011, ĐH Ngoại thương dự kiến tuyển 3.400 chỉ tiêu (3.300 chỉ tiêu hệ ĐH và 100 chỉ tiêu hệ CĐ). Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội tuyển sinh hệ chính quy năm 2011 trong cả nước với tổng số 461 chỉ tiêu (đào tạo ĐH 4 năm là 415 chỉ tiêu; đào tạo CĐ 3 năm: 46 chỉ tiêu). ĐH Đà Nẵng dự kiến tuyển tổng cộng 11.150 chỉ tiêu (9.050 chỉ tiêu bậc ĐH và 2.100 chỉ tiêu bậc CĐ). Trường ĐH Hà Nội cũng công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2011 là 1.800. Học viện Ngân hàng dự kiến tuyển 3.350 chỉ tiêu. Học viện Chính sách và Phát triển dự kiến tuyển sinh ĐH hệ chính quy với 320 chỉ tiêu vào 3 ngành đào tạo. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dự kiến tổng chỉ tiêu vào trường năm nay là 2.750. Đồng thời, trường mở thêm 2 ngành học mới ở hệ ĐH và CĐ (hệ ĐH là ngành tương tác đa phương tiện; hệ CĐ là ngành kế toán)...
Bộ GD-ĐT đang xem xét để quyết định giao chỉ tiêu cho từng trường dựa trên bộ tiêu chí giao chỉ tiêu tuyển sinh mà bộ đã công bố. Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ với nhiều điểm mới cũng như toàn bộ thông tin chi tiết về tuyển sinh của từng trường sẽ được bộ công bố vào giữa tháng 3.
Bộ GD-ĐT vừa có yêu cầu các ĐH, học viện, trường ĐH-CĐ trong học kỳ 2 năm học 2010-2011 phải hoàn thành việc cam kết chất lượng đào tạo nhằm thực hiện chương trình hành động về đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2012. Cùng thời điểm này, bộ yêu cầu các trường phải xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo; rà soát, bổ sung các chỉ số trong chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ quan trọng của năm học và là một trong các tiêu chí để xem xét, đánh giá thi đua và đề nghị lãnh đạo các trường chỉ đạo và nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện.
Được biết, đến nay đã có 215 trường ĐH-CĐ xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo; 303 trường tổ chức rà soát, bổ sung các chỉ số trong chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; 246 trường ĐH, CĐ cam kết chất lượng đào tạo. Các đơn vị phải gửi báo cáo tình hình và kết quả thực hiện về bộ trước ngày 30-6-2011.
Theo SGGP
(HBĐT) - Từ ngày 18 – 24/2, phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình đã tổ chức hội thi Phó hiệu trưởng giỏi các trường mầm non năm học 2010 – 2011. Tham gia, có 22 Phó hiệu trưởng đến từ 19 trường mầm non trong toàn thành phố. Đây là năm học đầu tiên phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình tổ chức hội thi Phó hiệu trưởng giỏi nhằm góp phần nâng cao năng lực cán bộ quản lý ngành học mầm non.
Để có thể trúng tuyển vào một trường ĐH, ngoài việc trang bị tốt kiến thức, thí sinh (TS) cần phải có sự lựa chọn ngành và trường học phù hợp với bản thân.
Nguồn tin từ Bộ GD-ĐT, dự kiến mùa tuyển sinh năm 2011 thời gian xét tuyển NV2, NV3 sẽ kéo dài thêm 5 ngày so với các năm trước. Việc công khai xét tuyển để thí sinh biết thông tin nộp hồ sơ sẽ được nghiên cứu kỹ trước khi đưa vào quy chế.
“Ít nhất là trong năm năm tới, tôi bảo đảm những giáo sinh tốt nghiệp sư phạm mầm non nếu có tâm và đủ tay nghề sẽ có việc làm ngay” - ông Phạm Ngọc Thanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định.
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, bắt đầu từ học kỳ II năm học 2010-2011 sẽ giảng dạy đại trà bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” cho học sinh Hà Nội.
(HBĐT) - Ngày 24/2, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa dẫn đầu đã kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh. Cùng đi có lãnh đạo và chuyên viên các Vụ, Cục của Bộ GD&ĐT. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở GD&ĐT.